Công ty yêu cầu người lao động nghỉ việc ngay có đúng luật?
Hết hạn HĐLĐ là một trong các trường hợp đương nhiên chấm HĐLĐ theo quy định tại Khoản 1, Điều 36, Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động năm 2012 có hiệu lực từ 1-5-2013 có một quy định mới buộc người sử dụng lao động phải thực hiện khi không muốn gia hạn hoặc ký tiếp HĐLĐ. Đó là trách nhiệm phải thông báo của người sử dụng lao động khi chấm dứt HĐLĐ. Theo đó, căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 47, Bộ luật Lao động, ít nhất 15 ngày trước ngày HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt HĐLĐ.
Ngoài ra, Khoản 2, Điều 22, Bộ luật Lao động, khi HĐLĐ xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; nếu không ký kết HĐLĐ mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.
Trở lại trường hợp của bạn, công ty bạn đã không thông báo bằng văn bản cho bạn biết thời điểm chấm dứt HĐLĐ (tức là trước ngày 16-5-1024, công ty phải ra thông báo) và phải chấm dứt đúng ngày 31-5-2014 hoặc không được để bạn tiếp tục làm việc từ 30 ngày trở lên kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.
Vì vậy, theo các dẫn chiếu nêu trên, giữa bạn và công ty đang có bản HĐLĐ không xác định thời hạn. Theo đó, nếu muốn bạn chấm dứt làm việc, công ty phải tuân thủ theo các quy định của Điều 38, Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo HĐLĐ không xác định thời hạn, đã điều trị 6 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo HĐLĐ xác định thời hạn và quá nửa thời hạn HĐLĐ đối với người làm theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết HĐLĐ;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
Tuy nhiên, nếu bạn không muốn làm việc tại công ty này nữa, bạn và công ty có thể thỏa thuận để chấm dứt HĐLĐ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?