Giám đốc công ty có quyền từ chối thương lượng trước khi ký kết TƯLÐTT không?
Theo quy định tại Ðiều 66, Bộ luật Lao động, thương lượng tập thể là việc tập thể lao động thảo luận, đàm phán với người sử dụng lao động nhằm mục đích sau đây:
1. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ;
2. Xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết TƯLÐTT;
3. Giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Như vậy, việc ký kết TƯLÐTT thể được tiến hành trên cơ sở thương lượng tập thể nhằm xác lập các điều kiện lao động mới. Theo quy định tại Khoản 2, Ðiều 73, Bộ luật Lao động, nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Hơn nữa, căn cứ quy định tại Khoản 1, Ðiều 68, Bộ luật Lao động, mỗi bên đều có quyền yêu cầu thương lượng tập thể, bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, các bên thỏa thuận thời gian bắt đầu phiên họp thương lượng.
Từ những căn cứ trên có thể nhận thấy, yêu cầu của Công đoàn công ty bạn về việc tổ chức thương lượng về những nội dung có lợi hơn cho người lao động để ký kết TƯLÐTT là yêu cầu hoàn toàn chính đáng và hợp pháp. Bộ luật Lao động cho phép công ty có quyền đề nghị hoãn nhưng không được quyền từ chối thương lượng. Hành vi từ chối thương lượng của Giám đốc công ty là hành vi vi phạm pháp luật.
Trong trường hợp này, căn cứ quy định tại Khoản 3, Ðiều 68, Bộ luật Lao động, nếu Giám đốc công ty từ chối thương lượng thì Công đoàn công ty bạn có quyền tiến hành các thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp lao động được nêu ở đây là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, có nghĩa là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, TƯLÐTT, nội quy lao động hoặc các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Căn cứ quy định tại Khoản 2, Ðiều 203, Bộ luật Lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
a) Hòa giải viên lao động;
b) Hội đồng trọng tài lao động.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hòa giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải.
Sau thời hạn 5 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 3 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công căn cứ quy định tại Khoản 3, Ðiều 206, Bộ luật Lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?