Việc đóng hoặc không đóng kinh phí Công đoàn
Trước ngày Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 có hiệu lực (1-1-2013), doanh nghiệp không thành lập tổ chức Công đoàn không phải đóng kinh phí Công đoàn, trừ trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự nguyện trích nộp kinh phí Công đoàn.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Ðiều 26, Luật Công đoàn năm 2012 và Khoản 4, Ðiều 4, Nghị định số 191/2013/NÐ-CP ban hành ngày 21-11-2013 quy định chi tiết về tài chính Công đoàn, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Ðầu tư là đối tượng đóng kinh phí Công đoàn theo quy định tại Khoản 2, Ðiều 26, Luật Công đoàn mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức Công đoàn cơ sở.
Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí Công đoàn theo quy định tại Ðiều 5, Nghị định số 191/2013/NÐ-CP ban hành ngày 21-11-2013 bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?