Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

Tội phá hủy công trình, phương tiện quân trọng về an ninh quốc gia được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 231 Bộ luật hình sự thì :
1. Người nào phá huỷ công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 85 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.
 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
 
a) Có tổ chức;
 
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
 
c) Tái phạm nguy hiểm.
 

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

            Định nghĩa: Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là hành vi phá hủy công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và xã hội.

            Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia là tội phạm thuộc các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Điều 94 Bộ luật hình sự năm 1985, nay được quy định tại chương các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng nhưng tên gọi của tội phạm vẫn là về an ninh quốc gia. Đây cũng là trường hợp hy hữu về kỹ thuật lập pháp khi nhà làm luật quy định tội phạm này trong chương các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng. Việc quy định tội phạm này trong chương các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng không có nghĩa là làm giảm đi tính chất quan trọng của khác thể cần phải bảo vệ; các đối tượng bị xâm phạm vẫn là những công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, nhưng đó chỉ là tên gọi của các công trình, phương tiện chứ không phải là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; là sự an nguy của chế độ, hay đến sự tồn tại, vững mạnh của chính quyền nhân dân

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào