Phạm tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo khoản 2 Điều 231 BLHS

Phạm Tội phá hủy công trình, phương tiện quân trọng về an ninh quốc gia theo khoản 2 Điều 231 được pháp luật quy định như thế nào?

Phạm tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo khoản 2 Điều 231 gồm có các trường hợp cụ thể như sau: 

a) Có tổ chức

            Phạm tội phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện việc phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

            Trong vụ án phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia có tổ chức, tùy thuộc vào quy mô và tính chất mà có thể có những người giữ vai trò khác nhau như: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

            Khi xác định hành vi phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia có tổ chức cần chú ý phân biệt với trường hợp “phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 85 Bộ luật hình sự. Bởi lẽ khi thực hiện hành vi phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia có tổ chức là thường nghĩ ngay đến mục đích của những người phạm tội.

            Thực tiễn xét xử có những trường hợp lúc đầu Cơ quan an ninh điều tra khởi tố về tội “phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 85 Bộ luật hình sự vì phạm tội có tổ chức, nhưng quá trình điều tra, Cơ quan an ninh điều tra không chứng minh được những người phạm tội có mục đích chống chính quyền nhân dân nên đã thay đổi tội danh thành tội “phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia”.

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng

            Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội. Đối với tội phạm này thì những thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng chủ yếu là thiệt hại phi vật chất. Do đó khi xác định hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia cần chú ý đến những thiệt hại phi vật chất.

            Hiện nay chưa có hướng dẫn chính thức về hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nên có thể tham khảo Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP để xác định hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia gây ra.

c) Tái phạm nguy hiểm

            Là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa an tích mà lại phạm tội phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.

            Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật thì người phạm tội bị phạt tù mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình, là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

            Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 231, nếu người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự phạt dưới mười năm tù nhưng không được dưới ba năm tù. Nếu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật và có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt tù chung thân hoặc tử hình.

            Khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội cần cân nhắc thận trọng, phải tuân thủ các quy định tại Điều 35 Bộ luật hình sự; chỉ áp dụng hình phạt này đối với người phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng , là người tổ chức, cầm đầu trong vụ án có tổ chức, có nhân thân rất xấu thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, không còn khả năng cải tạo, cần phải loại khỏi đời sống xã hội để răn đe người khác.

Trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp mới nhất về Trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nói về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm giả thông tin chuyển khoản để ăn chặn tiền từ thiện bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều 218 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì đi tù?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ trong pháp luật Hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mức phạt tiền thấp nhất trong hình sự là bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trách nhiệm hình sự
Thư Viện Pháp Luật
396 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trách nhiệm hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trách nhiệm hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào