Không hoàn trả chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Theo Khoản 3, Điều 43, Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động có nghĩa vụ hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được hiểu là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định của Bộ luật Lao động năm 2012. Theo đó, trong trường hợp hai bên giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật khi không tuân thủ quy định về việc phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày căn cứ theo Khoản 3, Điều 37, Bộ luật Lao động năm 2012.
Như vậy, nếu đã báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. Khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật, theo quy định tại Khoản 9, Điều 36, Bộ luật Lao động năm 2012, đây là trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động và bạn không phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
2. Cũng căn cứ theo Khoản 3, Điều 37, Bộ luật Lao động năm 2012, nếu đã báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn có quyền chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật và không cần thiết phải có ý kiến phê duyệt của người sử dụng lao động. Theo đó, căn cứ Khoản 2 và Khoản 3, Điều 47, Bộ luật Lao động năm 2012, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày; người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
3. Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 201, Bộ luật Lao động năm 2012, trong trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì các tranh chấp lao động này không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải. Người sử dụng lao động có quyền nộp đơn khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 1 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án và người sử dụng lao động đã nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án thụ lý vụ án. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc tòa án đã thụ lý vụ án. Thời hạn chuẩn bị xét xử là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá một tháng. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tuỳ từng trường hợp, tòa án ra một trong các quyết định sau đây:
a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án;
c) Đình chỉ giải quyết vụ án;
d) Đưa vụ án ra xét xử.
Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, toàn án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
Trong quá trình tố tụng, bạn có thể không tham dự. Tuy nhiên, khi không có mặt, các quyền lợi hợp pháp của bạn sẽ không được đảm bảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?