Giải đáp về thủ tục khởi kiện khi bị lừa đảo
Theo quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139) và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140), Bộ luật Hình sự thì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 khi thủ đoạn gian dối xuất hiện ngay từ đầu, người phạm tội cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật nhằm chiếm đoạt tài sản (thủ đoạn gian dối xuất hiện trước hành vi chiếm đoạt).
Trường hợp nếu người kia ngay từ đầu không gian dối, chỉ sau khi có được tiền của bạn, người đó mới xuất hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bằng các thủ đoạn bỏ trốn, đánh tráo, không có khả năng hoàn trả vì đã sử dụng vào mục đích bất hợp pháp… thì hành vi này cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140, Bộ luật Hình sự.
Do các thông tin mà bạn cung cấp chưa thực sự rõ ràng, do vậy, bạn có thể đối chiếu các quy định của Điều 139 và Điều 140 của Bộ luật Hình sự để xác định chính xác tội danh của người kia. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về giá trị tài sản chiếm đoạt như sau:
- Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Nếu giá trị tài sản không đáp ứng các quy định tại khoản 1 của Điều 139 và khoản 1 Điều 140 thì người thực hiện hành vi vi phạm chỉ bị xử lý hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định số 167/2013/NCĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, người có hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
Trong trường hợp mà bạn nêu, bạn hoàn toàn có thể tố giác hành vi vi phạm của người kia và cung cấp đầy đủ các thông tin và chứng cứ cho cơ quan công an để bảo vệ quyền lợi của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?