Giải đáp về thủ tục báo cáo thống kê cơ sở của DN
DN có vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm từ 10% vốn điều lệ trở lên và dự án có vốn của nhà đầu tư nước ngoài chiếm từ 10% vốn đầu tư trở lên phải thực hiện việc báo cáo thống kê cơ sở (sau đây gọi tắt là DN).
Trong một năm, DN phải thực hiện 2 báo cáo thống kê cơ sở, bao gồm báo cáo 6 tháng về lao động và thu nhập của người lao động và báo cáo năm.
Riêng đối với báo cáo tháng và báo cáo quý, lưu ý rằng chỉ áp dụng đối với một số DN hoạt động trong những ngành nhất định. Tùy theo loại báo cáo mà đơn vị nhận báo cáo có thể là Cục Thống kê hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu kinh tế, Khu công nghệ cao trên địa bàn hoặc cả 2 đơn vị trên.
DN có thể gửi báo cáo thống kê dưới 2 hình thức văn bản và bằng tệp dữ liệu báo cáo (gửi kèm thư điện tử).
Nội dung và thời điểm nộp đối với từng loại báo cáo
1. Báo cáo tháng chỉ áp dụng cho DN hoạt động trong các ngành: khai khoáng, công nghiệp chế biến, điện, khí đốt, cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải, thông tin và truyền thông, kinh doanh bất động sản, vận tải kho bãi, thương mại và dịch vụ.
Trong báo cáo, DN phải thể hiện các chỉ tiêu như sau: doanh thu thuần và số lượng/sản lượng sản phẩm theo ngành hoạt động; vốn điều lệ; vốn đầu tư thực hiện chia theo nguồn vốn, lao động, thuế và các khoản nộp ngân sách.
Nếu DN có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thì phải báo cáo lượng và giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu phân theo nước và mặt hàng. Thời gian nhận báo cáo: ngày 12 hàng tháng.
2. Báo cáo quý được áp dụng đối với DN hoạt động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, xây dựng; có hoạt động thu chi dịch vụ với nước ngoài hoặc chủ đầu tư phải báo cáo tương ứng với các chỉ tiêu giá trị sản xuất xây dựng chia theo loại công trình; giá trị thu/chi theo loại dịch vụ; vốn đầu tư thực hiện chia theo nguồn vốn và khoản mục đầu tư. Thời gian nhận báo cáo: ngày 12 tháng cuối quý.
3. Báo cáo 6 tháng bao gồm: Báo cáo về lao động và thu nhập của người lao động đối với toàn bộ DN và báo cáo về hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản áp dụng đối với các DN hoạt động trong các lĩnh vực này. Thời gian nhận báo cáo: ngày 12 tháng 6 và ngày 12 tháng 12.
4. Báo cáo năm: DN phải thực hiện báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo thực hiện góp vốn điều lệ. Đối với những DN có hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể thì cần có báo cáo chuyên ngành về lĩnh vực đó. Thời gian nhận báo cáo: ngày 31 tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, đối với các báo cáo chuyên ngành hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản: ước năm vào ngày 12 tháng 12 và chính thức năm vào ngày 25 tháng 1 năm sau; Báo cáo số lượng và sản phẩm chăn nuôi vào ngày 12 tháng 10.
DN cần lưu ý sử dụng đúng mẫu báo cáo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Trong trường hợp báo cáo không đúng với mẫu biểu sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng.
Đối với việc báo cáo trễ, thì tùy thuộc số ngày chậm nộp so với quy định mà DN sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 triệu đến 10 triệu đồng.Đối với hành vi không nộp báo cáo, DN sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cưỡi ngựa là gì? Giáo viên dạy cưỡi ngựa được phân vào nhóm ngành nào trong ngành kinh tế Việt Nam?
- https //dichvucong gov vn đăng nhập nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối 2024?
- Đảng viên được miễn công tác có phải kiểm điểm không?
- Nhân kỷ niệm lần thứ 20 Ngày thành lập (22/12/1944 – 22/12/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh dành lời khen tặng Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
- Địa chỉ Phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh ở đâu? Trưởng phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm?