Giải đáp về hình thức xử lý người lao động bỏ trốn ở nước ngoài
Theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng", tại Điều 35, vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác được quy định như sau:
2. Phạt tiền từ 80 triệu đồng – 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;
b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;
c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 điều này;
b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 điều này;
c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 điều này.
Việc trốn ở lại nước ngoài đối với người lao động Việt Nam là một việc hết sức nguy hiểm. Theo khuyến cáo của Cục Lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh Xã hội thì ngoài việc gánh chịu sự truy quét của chính quyền nước sở tại trong việc cư trú và lao động bất hợp pháp thì khi bị trục xuất về nước cánh cửa đi lao động của đối tượng bỏ trốn sẽ vĩnh viễn khép lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Tổng hợp Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 ngắn gọn nhất năm 2025 hay, ý nghĩa?
- Mẫu sổ chi tiết đầu tư chứng khoán theo Thông tư 200?
- Thông tin mới nhất về lệ phí trước bạ ô tô điện từ ngày 1/3/2025?