Việc kiểm tra an toàn PCCC do ai tiến hành và thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2, Điều 18 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ, việc kiểm tra an toàn về PCCC được tiến hành thường xuyên, định kỳ, đột xuất theo quy định sau đây:
- Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch UBND cấp xã, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn PCCC trong phạm vi quản lý của mình.Khi kiểm tra phải đầy đủ các nội dung, hạng mục liên quan đến công tác PCCC và ghi nhận lại bằng biên bản.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn PCCC trong phạm vi quản lý của mình.
- Cảnh sát PCCC có trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCC định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về PCCC; 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về PCCC hoặc vi phạm quy định an toàn về PCCC và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?