Vấn đề vay nợ
1. Trách nhiệm hình sự
Bạn là công an nên đã biết là việc vay tiền rồi bỏ trốn thì có thể bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 BLHS. Do vậy, bạn nên hướng dẫn bố mẹ giải quyết vụ việc theo hướng các quan hệ dân sự, không nên tự mình đưa mình thành tội phạm hình sự.
2. Nghĩa vụ dân sự
Bố mẹ bạn là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (không bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức..) do vậy có đủ điều kiện để tham gia các giao dịch dân sự (vay nợ, mua bán..). Đồng thời, bố mẹ bạn sẽ chịu trách nhiệm cá nhân đối với giao dịch do mình xác lập.
Nếu đến khi bố mẹ bạn qua đời mà bạn được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ bạn thì bạn mới phải thực hiện nghĩa vụ dân sự do bố mẹ bạn để lại trong phạm vi di sản thừa kế mà bạn được hưởng. Bạn không cùng với bố mẹ bạn xác lập, tham gia các giao dịch dân sự nên không liên đới chịu trách nhiệm đối với các giao dịch đó.
Bạn có thể tham khảo một số quy định sau đây của Bộ luật dân sự:
" Ðiều 7. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự
Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.
Ðiều 281. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng dân sự;
2. Hành vi pháp lý đơn phương;
3. Thực hiện công việc không có ủy quyền;
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định.
Ðiều 293. Thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba
Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Ðiều 315. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự
1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.
Ðiều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.
3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?