Đóng BH thất nghiệp theo Luật Việc làm như thế nào?

Có phải BH thất nghiệp theo Luật Việc làm có nhiều chế độ hơn so với khi thực hiện Luật BHXH? Khi thực hiện Luật Việc làm, NLĐ thất nghiệp có còn được hưởng BHYT như trước không? Việc tham gia, đóng BH thất nghiệp hiện nay được thực hiện thế nào?

Theo quy định của Luật BHXH, BH thất nghiệp bao gồm các chế độ: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tìm việc làm.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2015, các quy định về BH thất nghiệp của Luật BHXH hết hiệu lực; BH thất nghiệp được thực hiện theo Luật Việc làm.

Điều 42 Luật Việc làm đã quy định cụ thể về các chế độ BH thất nghiệp, bao gồm: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ Học nghề; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ.

Điều 51 Luật Việc làm cũng quy định: Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT. Tổ chức BHXH đóng BHYT cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ Quỹ BH thất nghiệp.

Về việc tham gia, đóng BH thất thất nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 44, 57, 58 Luật Việc làm. Theo đó: Người SDLĐ phải tham gia BH thất nghiệp cho NLĐ tại tổ chức BHXH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực. Hằng tháng, người SDLĐ đóng BH thất nghiệp theo mức quy định tại điểm b khoản 1 Điều 57 của Luật này và trích tiền lương của từng NLĐ theo mức quy định tại điểm a khoản 1 Điều 57 của Luật này để đóng cùng một lúc vào Quỹ BH thất nghiệp. Căn cứ vào tình hình kết dư của Quỹ BH thất nghiệp, Nhà nước chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ theo mức do Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 59 của Luật này.

Khoản 1 Điều 57 quy định: 
a) NLĐ đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người SDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia BH thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng BH thất nghiệp của những NLĐ đang tham gia BH thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

Điều 58 quy định:
1. NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BH thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật BHXH. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BH thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BH thất nghiệp bằng 20 tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng BH thất nghiệp.
2. NLĐ đóng BH thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định thì tiền lương tháng đóng BH thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật BHXH. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng BH thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BH thất nghiệp bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động tại thời điểm đóng BH thất nghiệp.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
162 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào