Hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 613/QĐ-TTg

Hiện nay, tôi đã trên 60 tuổi, có thời gian hưởng trợ cấp mất sức lao động theo Quyết định số 60 của Hội đồng Bộ trưởng. Nay tôi đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động. Theo tôi được biết, tại Quyết định số 613 năm 2010, Chính phủ đã cho trường hợp hết hạn hưởng mất sức lao động như tôi được hưởng tiếp trợ cấp hằng tháng. Vậy điều kiện cụ thể để được hưởng chế độ này được quy định như thế nào? Chế độ chính sách được những gì? Thủ tục hồ sơ phải có những gì?

Về những vấn đề ông hỏi, xin được trả lời như sau:

- Điều kiện hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ:

+ Những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 60/HĐBT ngày 1/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Quyết định số 812/TTg ngày 12/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đã hết tuổi lao động (nam 60, nữ 55 tuổi).

- Về chế độ chính sách:

+ Đối với những người đủ điều kiện được giải quyết hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngày 1/5/2010, mức trợ cấp được hưởng bằng 464.267 đồng/tháng và được điều chỉnh theo quy định của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng.

+ Những người đủ điều kiện nhưng đã hết tuổi lao động trước ngày 1/7/2010 cũng được hưởng trợ cấp từ ngày 1/5/2010.

+ Các trường hợp đủ điều kiện về thời gian công tác thực tế nhưng chưa đủ điều kiện về tuổi đời, sẽ được giải quyết hưởng tiếp trợ cấp khi hết tuổi lao động.

+ Đối với những trường hợp đủ điều kiện hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định nhưng chưa giải quyết mà bị chết từ ngày 1/7/2010 trở đi, cơ quan BHXH cũng vẫn thực hiện tính trợ cấp hằng tháng để trả đến hết tháng đối tượng qua đời, sau đó giải quyết trợ cấp mai táng theo quy định.

- Về thủ tục hồ sơ:

a). Đơn đề nghị giải quyết trợ cấp hằng tháng của đối tượng theo mẫu số 01 kèm theo Quyết định số 613/QĐ-TTg;

b). Hồ sơ hưởng trợ cấp mất sức lao động của đối tượng (1 bản chính hoặc 1 bản sao lục từ Trung tâm lưu trữ thuộc BHXH Việt Nam), gồm:

- Quyết định của cơ quan, đơn vị cho nghỉ việc vì mất sức lao động;

- Phiếu cá nhân (Trường hợp tại mặt sau của Quyết định nghỉ việc có ghi quá trình công tác thì hồ sơ không gồm có Phiếu cá nhân);

- Biên bản giám định y khoa (trừ trường hợp nghỉ việc vì mất sức lao động theo Quyết định số 16-HĐBT ngày 8/2/1982);

- Quyết định hoặc Thông báo thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Đối với trường hợp có bản chính Bản trích lục hồ sơ mất sức lao động của Bộ LĐ-TB&XH thì được sử dụng thay cho hồ sơ mất sức lao động nêu trên.  

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
429 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào