Lấy phần BHXH đã đóng bù
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/ 2014/QH13: “Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.” Như vậy, thời gian đóng BHXH của bạn ở cơ quan cũ sẽ được cộng dồn với thời gian đang tham gia BHXH ở cơ quan mới theo quy định của pháp luật. Thủ tục hồ sơ cộng dồn sổ bạn thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015 gồm: + Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) + Sổ BHXH đã cấp Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 như sau: “Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động” Như vậy theo Luật Bảo hiểm xã hội thời gian bạn nghỉ việc từ tháng 03/2008 đến tháng 06/2015 không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc nên không được truy đóng (đóng bù)./.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?