Cai nghiện bắt buộc

Không biết tự bao giờ, bố em đã sử dụng ma túy đá. Đến khi gia đình phát hiện ra qua những hành động lạ và tình trạng tồi tệ cả thể xác lẫn tinh thần, bố thường xuyên đi với những người lạ, cả gia đình khuyên nhủ bố như thế nào cũng không làm bố thay đổi và dừng việc sử dụng ma túy. Mà như luật sư đã biết loại ma túy này làm cho bố giờ không còn là bố ngày xưa nữa. Không biết phải làm sao. Em nghĩ đến việc khai báo với công an phòng chống tệ nạn xã hội liệu có được không ạ. Và bố em có thể được đi cai nghiện bắt buộc không, và những điều gì sẽ xảy ra đối với bố em. Em muốn bố cai nghiện và hoàn toàn tách biệt với những người thường xuyên tiếp xúc vật tìm  đến bố. Mong luật sư giải đáp thắc mắc của em ạ?

Theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008 (Sau đây gọi chung là Luật Phòng chống ma túy), hành vi sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi bị nghiêm cấm. Người nghiện ma túy có thể bị áp dụng một trong các hình thức cai nghiện ma túy theo quy định của Luật phòng chống ma túy.

Theo Điều 26a, Điều 27- Luật Phòng chống ma túy thì các hình thức và biện pháp cai nghiện ma túy có thể áp dụng đối với người nghiện ma túy bao gồm:

- Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình;

- Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cộng đồng;

- Cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện;

- Cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng: áp dụng theo quyết định của UBND cấp xã trong trường hợp người nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện;

- Cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện: chỉ áp dụng trong những trường hợp nhất định, cụ thể như sau:

Theo Luật Phòng chống ma túy, các đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện bao gồm hai trường hợp sau:

1. Đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên thì chế độ, thủ tục cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cụ thể: 

Theo quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số135/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh và Nghị định số61/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định135/2004/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 135) thì Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh khi có đầy đủ các dấu hiệu sau:

- Là công dân Việt Nam,

- Là người nghiện ma túy: “người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này” (Khoản 11 điều 2 Luật Phòng chống ma túy),

- Là người từ đủ 18 tuổi trở lên đến không quá 55 tuổi đối với nữ và không quá 60 tuổi đối với nam,

- Có hành vi sử dụng ma túy và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng trái phép chất ma túy;

+ Đã được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;

+ Đã được cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

Căn cứ các quy định trên, bạn có thể cho ba bạn đi cai nghiện tự nguyện trước, nếu không có kết quả thì mới yêu cầu được đi cai nghiện bắt buộc.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
264 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào