Lái xe thuê gây tai nạn thì chủ có phải chịu trách nhiệm

Tài xế của Anh em lái xe gây tai nạn trong tình trạng có beer rượu làm sập nhà dân nhưng ko gây thiệt hại về người. Hiện tại chúng tôi nhận sai và chấp nhận bồi thường. Nhưng gia đình họ đòi giá quá cao so với giá trị Nhung thứ bị thiệt hại. Chúng tôi có đề nghị xây lại nhà cho họ và bồi thường tinh thần cho cha mẹ họ ( vì lí do chỉ có cha me họ sống trong căn nhà đó). Nhưng họ không chịu bắt chúng tôi phải đền bù bằng tiền mặt khoảng 300 triệu (vì được biết đằng trước nhà họ thuộc vào phần quy hoạch phải di dời vô trong vài mét Nhưng họ chưa làm). Dù sao chúng tôi cũng sẽ bồi thường Nhưng phải hợp lí. Và họ có nhờ công an khu vực họ sống giải quyết: công an đưa ra quyết đinh kê khai giá trị Những thứ bị thiệt hại. Nhưng những gì kê khai (cầu dao, điện,thậm chí cây, cỏ trồng trước nhà...) giá trị gấp 2,3 lần so với giá thị trường. Vậy: 1/ Trường hơp trên thuộc bộ luật nào của bộ luật VN? Số mấy? Mưc độ xử phạt như thế nào? Cao nhất và thấp nhất? 2/ Cách xử lí của công an La dúng hay sai? 3/ Sự bắt đền bù của gia đinh họ là phù hợp với trường hợp này ko và có đúng luật hay không?
Theo quy định định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Như vậy anh trai bạn là chủ sở hữu nguồi nguy hiểm cao độ là chiếc xe oto gây tai nạn nên phải bồi thường. Việc bồi thường các bên có thể thương lượng, thỏa thuân nếu không giải quyết được thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Chào bạn
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
301 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào