Tranh chấp nuôi con khi án ly hôn chưa có hiệu lực
Do mâu thuẫn giữa vợ chồng ông T và bà H nên hai người quyết định ly hôn, khi đó sẽ phát sinh vấn đề nuôi con giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên, trước khi bản án ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật thì ông T và bà H vẫn là vợ chồng, vẫn có quyền, nghĩa vụ với nhau và có trách nhiệm với con cái như chưa ly hôn. Ai cũng có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Khoản 2, Điều 69 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Mặc dù bản án ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật nhưng ông T và bà H không còn chung sống với nhau, dẫn đến việc ông T đã đưa cháu Y về nhà nuôi dưỡng. Vậy, việc Ông T đưa cháu Y về nuôi trong trường hợp này có vi phạm pháp luật hay không?
Trước hết, khi bản án ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật thì ông T và bà H đều có quyền ngang nhau trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
Khi bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật mà bà H được quyền trực tiếp nuôi con thì ông T có nghĩa vụ giao con cho bà H. Nếu ông T cố tình không giao thì bà H có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền lợi của mình. Khi đó ông T sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết buộc phải giao con cho bà H, nếu tiếp tục vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành bản án theo diều 304 Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, cho dù bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật, bà H đã đón được con về nuôi dưỡng nhưng nếu có căn cứ bà H không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc ông T và bà H thỏa thuận được về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con thì tòa án có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con theo qui định tại Điều 84 - Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Do không hiểu qui định của pháp luật hoặc cố tình không thực hiện theo đúng quy định pháp luật của cả ông T và bà H đã dẫn đến hậu quả có sự việc một nhóm người tới nhà ông T đập phá đồ đạc, khống chế ông T để đưa cháu Y đi. Hành vi của nhóm người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Hủy hoại tài sản và Bắt người trái pháp luật, cụ thể như sau:
Thứ nhất, nếu hành vi tự ý đập phá đồ đạc trong nhà ông T gây thiệt hại từ 2 triệu đồng trở lên thì nhóm người này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 143 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2009). Tài sản của ông T bị thiệt hại do những người đến bắt cháu bé gây thiệt hại cho ông T mà không có chỉ đạo gây thiệt hại của bà H thì bà H không phải chịu trách nhiệm bồi thường tài sản đó hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản. Nếu có sự chỉ đạo của bà H thì bà H là đồng phạm với nhóm thanh niên trong trường hợp này.
Thứ hai, việc nhóm người này vào nhà ông T, khống chế ông T để bắt cháu Y đi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo điều 123 Bộ luật Hình sự 1999. Hiến pháp và Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam đều ghi nhận Quyền tự do thân thể là một trong những quyền cơ bản của công dân. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể… Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Như vậy, nhóm thanh niên tự ý vào nhà ông T, khống chế ông để bắt cháu Y đi là hành vi vi phạm pháp luật, có đủ căn cứ cấu thành tội Bắt người trái pháp luật. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự cụ thể như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố về mặt chủ thể của tội phạm, tức là về độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự và yếu tố có tổ chức của nhóm người phạm tội.
Trong trường hợp, cháu Y mới 4 tuổi, đang sống với cha. Nếu cha mẹ cháu có ly hôn, ai được quyền nuôi con thì người còn lại phải có nghĩa vụ giao con cho người được quyền trực tiếp nuôi theo quyết đinh của cơ quan có thẩm quyền. Nếu người cha/mẹ cố tình không giao con cho người được quyền trực tiếp nuôi con thì người kia có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết và áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt buộc phải giao con, các cá nhân không có thẩm quyền thực hiện việc bắt cháu bé nếu cố tình thực hiện là trái pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?