Chuyển nhượng sổ hồng trong gia đình
1. Nếu ông bà bạn qua đời mà không để lại di chúc thì di sản của ông bà bạn sẽ thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của ông bà bạn theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS: "Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết"/.
Nếu cha bạn chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà bạn thì các anh chị em bạn (con của cha bạn) được thay cha bạn hưởng phần thừa kế của ông bà nội bạn (phần mà cha bạn đáng được hưởng theo pháp luật) theo quy định tại Điều 677 BLDS. Nếu cha bạn chết sau ông, bà bạn thì phần thừa kế của cha bạn do mẹ con bạn hưởng.
2. Do ông bà bạn qua đời không để lại di chúc nên di sản thuộc về các thừa kế như đã nêu ở trên (các con, cháu). Do vậy, các thừa kế có thể thỏa thuận với nhau về việc chia thừa kế đối với di sản đó. Nếu ai nhường quyền thừa kế cho người khác thì người được nhường quyền sẽ được hưởng phần thừa kế đó. Nếu anh chị em bạn ký tên nhường quyền cho cô bạn thì di sản đó sẽ thuộc về cô bạn và cô bạn có toàn quyền quyết định.
3. Nếu gia đình bạn không thống nhất được việc phân chia di sản đó thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật: Di sản sẽ chia đều cho các thừa kế. Tuy nhiên, tòa án chỉ thụ lý vụ án tranh chấp về thừa kế nếu còn thời hiệu khởi kiện (ông bà bạn chết chưa quá 10 năm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?