Xác nhận con cho cha

Xin chào luật sư! Tôi có một vấn đề pháp lý sau đay muốn hỏi luật sư. Chị gái tôi có con với bạn trai nhưng hai người không làm đám cưới. Sau đó một thời gian anh ta đi lấy vợ nhưng hai người không có con chung. Trong một lần gặp gỡ, hai người (chị gái tôi và anh ta) đi chung xe và bị chết trong một tai nạn giao thông. Sau đó bà nội của đữa trẻ muốn nhận cháu nhưng gia đình nhà ngoại chúng tôi không đồng ý. Vậy xin  hỏi luật sư bà nội của cháu tôi có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết hay không? Và ai là người có quyền khởi kiện trong trường hợp của gia đình tôi? Xin chân thành cảm ơn luật sư!

          Ðiều 61 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về trường hợp bạn hỏi như sau:

"Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên 

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:

1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thỏa thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;

2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.

Ðiều 60. Ðiều kiện của cá nhân làm người giám hộ 

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2. Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;

3. Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.".

          Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì ông nội, bà nội và ông ngoại bà ngoại có quyền giám hộ (chăm sóc, nuôi dưỡng) em bé trên như nhau. Tất nhiên, để được giành quyền nuôi cháu nội thì ông bà nội phải có chứng cứ chứng minh về mặt pháp lý mình là "ông bà nội" và đủ điều kiện làm người giám hộ theo quy định tại Điều 60 BLDS nêu trên.

         Trong vụ việc trên nếu bên nào (ông, bà) không trực tiếp nuôi cháu bé thì có thể khởi kiện bên kia yêu cầu thay đổi người giám hộ để Tòa án xem xét, giải quyết.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
188 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào