Các trường hợp xác định sai tư cách hoặc thiếu nguời đại diện tham gia tố tụng được xử lý thế nào và trường hợp nào cấp phúc thẩm có quyền hủy án sơ thẩm?
Mỗi người tham gia tố tụng đều có những quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án khác nhau. Do đó, có những quyền và nghĩa vụ tố tụng cũng khác nhau. Mọi trường hợp xác định sai tư cách hoặc bỏ sót người tham gia tố tụng đều dẫn đến hậu quả ảnh hưởng quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong vụ án và không đúng pháp luật. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp sai sót của Tòa án cấp sơ thẩm mà việc xử lý của Tòa án cấp phúc thẩm khác nhau (có thể sửa án, có thể hủy án sơ thẩm). * Về trường hợp xác định sai tư cách đại diện người bị hại thành người có nghĩa vụ liên quan: Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Một trong nội dung đặc trưng quyền kháng cáo của người bị hại là được quyền kháng cáo cả phần hình phạt và bồi thường, nhưng đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chỉ có quyền kháng cáo phần quyết định bản án liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Vì vậy, nếu xác định sai tư cách thì ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia tố tụng và nguyên tắc chung là không đúng với quy định của pháp luật. Nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật chung xác định trường hợp sai như trên thì Tòa án cấp phúc thẩm vẫn khắc phục được, không làm mất quyền của người đại diện người bị hại nên không phải hủy án. * Về việc bỏ sót đại diện người bị hại tham gia tố tụng: Về nguyên tắc chung trong các vụ án hình sự có người bị hại, đặc biệt là các vụ án mà người bị hại đã chết thì quá trình điều tra, truy tố và xét xử đều phải đưa người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại vào tham gia tố tụng; mọi trường hợp bỏ sót đều được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và nếu họ kháng cáo thì hủy án. Tuy nhiên, trong vụ án hình sự người bị hại đã chết mà có nhiều người đại diện thì Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP ngày 8-12-2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn cụ thể về từng trường hợp, khi xét xử Tòa án phải thực hiện đúng Nghị quyết này. Theo qui định tại mục 1.4, phần I của Nghị quyết 05/2005/NQ-HĐTP nêu trên 6 thì: Trong vụ án hình sự có người bị hại đã chết mà họ có nhiều người đại diện khác nhau, quá trình điều tra, truy tố, xét xử không đưa đầy đủ đại diện người bị hại hoặc không có ủy quyền vào tham gia tố tụng, sau khi xét xử người đại diện người bị hại không tham gia tố tụng có kháng cáo thì cần phân biệt và xử lý như sau: a) Trường hợp trong quá trình điều tra, truy tố hoặc tại phiên toà sơ thẩm những người này đã đồng ý cử một người trong số họ thay mặt họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị hại (sự đồng ý này có thể được thể hiện trong văn bản riêng hoặc trong lời khai của họ), thì sau khi xét xử sơ thẩm những người này vẫn có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm. Việc kháng cáo có thể do từng người thực hiện hoặc có thể cử một người trong số họ thay mặt họ thực hiện. b) Trường hợp trong quá trình điều tra, truy tố hoặc tại phiên toà sơ thẩm những người này chưa cử ai trong số họ thay mặt họ làm người đại diện hợp pháp của người bị hại, mà người đại diện hợp pháp của người bị hại chỉ do một hoặc một số người trong số họ tự nhận, nếu sau khi xét xử sơ thẩm có người trong số những người chưa cử người đại diện có đơn với nội dung khiếu nại bản án sơ thẩm hoặc xin xét xử phúc thẩm vụ án thì xử lý như sau: b.1) Nếu nội dung đơn của họ phù hợp với nội dung kháng cáo của người đại diện hợp pháp đã tham gia tố tụng, thì Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận để xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung; b.2) Nếu nội dung đơn của họ không phù hợp với nội dung kháng cáo của người đại diện hợp pháp đã tham gia tố tụng hoặc người đại diện hợp pháp đã tham gia tố tụng không kháng cáo và trong vụ án còn có những người tham gia tố tụng khác kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị, thì khi xét xử phúc thẩm, Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định sơ thẩm về phần có liên quan mà họ có khiếu nại hoặc xin xét xử phúc thẩm vụ án để điều tra lại hoặc xét xử sơ thẩm lại do vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng (chưa đưa họ vào tham gia tố tụng khi quyền, lợi ích của họ xung đột với quyền, lợi ích của người đại diện hợp pháp đã tham gia tố tụng); b.3) Nếu trong vụ án không có ai kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị, thì đơn của họ được coi là đơn khiếu nại đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm. 7 Trong trường hợp này bản án hoặc quyết định sơ thẩm sẽ được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm”. Hướng dẫn này cho phép ngoại lệ có trường hợp dù Tòa án cấp sơ thẩm không đưa người đại diện hợp pháp của người bị hại vào tham gia tố tụng trong vụ án, nhưng nếu việc kháng cáo của họ thuộc (b.1) nêu trên thì Tòa án cấp phúc thẩm không phải hủy án sơ thẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?