Tính số tiền tính lãi như thế nào?
1. Trường hợp chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.
2. Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng BHXH, BHTN từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo BHXH, BHYT, BHTN bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng (02 lần x 6,39%/năm).
Ví dụ 1: Ngày 20 tháng 01 năm 2016, cơ quan BHXH phát hiện doanh nghiệp M trốn đóng BHXH cho người lao động 12 tháng (tính đến hết tháng 12 năm 2015), số tiền 100 triệu đồng; giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân theo tháng của năm 2015 do BHXH Việt Nam thông báo là 0,7%/tháng:
- Theo khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, doanh nghiệp M ngoài việc phải nộp số tiền đóng 100 triệu đồng, còn phải nộp số tiền lãi do trốn đóng là 16,8 triệu đồng (100 triệu đồng x 12 tháng x 2 x 0,7%/tháng).
- Trong tháng 01 năm 2016, nếu doanh nghiệp M không nộp hoặc nộp không đủ đối với số tiền trốn đóng, thì số tiền chưa nộp được chuyển sang tháng 02 năm 2016 để tính lãi.
Ví dụ 2: Đến hết tháng 12 năm 2015, số tiền chậm đóng BHXH của doanh nghiệp A là 700 triệu đồng (trong đó: Số tiền chậm đóng lũy kế đến cuối tháng 11 chuyển sang là 600 triệu đồng, số tiền chậm đóng phát sinh trong tháng 12 là 100 triệu đồng) và số tiền lãi chậm đóng BHXH là 50 triệu đồng. Giả sử mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân theo tháng của năm 2015 là 0,7%/tháng. Theo khoản 3 Điều 122 Luật BHXH năm 2014, việc xác định tiền lãi chậm đóng BHXH đối với doanh nghiệp A trong tháng 01 năm 2016 (tháng n) như sau:
- Trong tháng 01 năm 2016: Doanh nghiệp A ngoài việc phải đóng đủ số tiền chậm đóng lũykế đến cuối tháng 11 năm 2015 (tháng n-2) là 600 triệu đồng, còn phải nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm 2015 tính trên số tiền chậm đóng 600 triệu đồng. Số tiền lãi phải nộp phát sinh trong tháng 01 năm 2016 là 8,4 triệu đồng (600 triệu đồng x 2 x 0,7%).
- Đối với số tiền chậm đóng 100 triệu đồng phát sinh trong tháng 12 năm 2015: Trường hợp doanh nghiệp A nộp đủ trong tháng 01 năm 2016 thì không tính lãi; trường hợp doanh nghiệp A không nộp hoặc nộp không đủ, thì số tiền chưa nộp được chuyển sang tháng sau (tháng 02 năm 2016) để tính lãi.
- Tổng số tiền lãi chậm đóng BHXH phải thu của doanh nghiệp A lũy kế đến cuối tháng 01 năm 2016 là 58,4 triệu đồng, gồm: 50 triệu đồng của tháng 12 năm 2015 mang sang và 8,4 triệu đồng phát sinh trong tháng 01 năm 2016.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?