Biện pháp xử lý đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?
Theo Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, quyền sở hữu công nghiệp là: quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ có thể đã phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp…
Điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành đã quy định về đường lối xử lý đối với người phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA ngày 29-02-2008 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ công an hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ như sau: Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” theo khoản 1 Điều 171 của Bộ luật hình sự: đã thu được lợi nhuận từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng; hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng. Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quay định tại khoản 2 Điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” theo khoản 2 Điều 171 của Bộ luật hình sự: đã thu được lợi nhuận từ 50.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng; gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 150.000.000 đồng đến dưới 450.000.000; hàng hóa vi phạm có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu quy định tại khoản 2 Điều 213 củaLuật sở hữu trí tuệ và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” theo khoản 2 Điều 171 của Bộ luật hình sự: đã thu được lợi nhuận từ 150.000.000 đồng trở lên; gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 450.000.000 đồng trở lên; hàng hóa vi phạm có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.
Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự1 thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự khi: Có yêu cầu của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan đối với trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 mục 1 Thông tư này (trước đây là khoản 1 Điều 131 của Bộ luật hình sự năm 1999, nay Điều 131 đã bị hủy bỏ theo Luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, nên từ 01-01-2010, căn cứ theo Điều 170a Bộ luật hình sự hiện hành); Có yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý đối với trường hợp được hướng dẫn tại tiểu mục 2.1 mục 2 Thông tư này (Khoản 1 Điều 171 của Bộ luật hình sự). Khi xử lý vật chứng theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật hình sự hiện hành và Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 trong các vụ án về các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải căn cứ vào Khoản 5 - Điều 202 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 và hướng dẫn tại Chương IV Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22-09-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định là vật chứng đó phải bị tiêu hủy thì cơ quan tiến hành tố tụng phải quyết định tiêu hủy theo các quy định đó, cho dù vật chứng đó có thể có giá trị sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?