Xử lý phá hoại tài sản

Xin hỏi các anh, nhà e đã có bìa đỏ sử dụng đất từ 1992, tự nhiên nhà hàng xóm nói đất nhà em ở của của họ và ngang nhiên đập phá nhà cửa của em, tổng thiệt hại trên 20 tr đồng. Khi công an lên lập biên bản xong thì bảo giữ nguyên hiện trường, lúc đó thì tụi nó đã làm đơn yêu cầu ủy ban xem xét lại đất đai thì ủy ban huyên đã lập đoàn thanh tra để điều tra sau khi điều tra thì đất đó vẫn của nhà em. Nhưng đến bây giờ đã hơn gần 2 năm rồi công an vẫn không xử lý đập phá để nhà em làm lại nhà mặc dù có giấy của chủ tích huyện yêu cầu làm và của thanh tra công an tỉnh. Trong 2 năm qua thì nhà bên liên tục đập phá nhà cửa của e và liên tục chửi bới buộc gia đình e phải bỏ nhà đi chỗ khác để ở. Công an lên chỉ dừng lại ở lập biên bản (3 lần đập phá). E đã gửi công an huyên tông công 7 đơn những vẫn ko nhận đc 1 câu trả lời từ phía công an. khi xuống thì công an nói họ phải điều tra đất đó của ai nhưng việc đó thì ủy ban đã giải quyết rồi. Còn mấy chú công an thì giải quyết chuyên đập phá chứ liên quan gì mà lại đi điều tra đất đai. Vậy e nên phải làm như thế nào , có nên đi kiện công an hay kiện những người đã đập phá nhà em ko. (hiện trường đập phá bây giờ vẫn còn.) Và cho em hỏi mức án cho những kẻ đã đập phá nhà em là như thế nào (4 người đâp phá lần đầu tiên thiệt hại trên 20 tr, trong đó có 1 người sau này đập phá thêm 2 lần )  Xin các anh các chú tư vấn giúp, em xin cảm ơn. Và cho em hỏi mức án cho những kẻ đã đập phá nhà em là như thế nào?
            Theo thông tin bạn nêu thì hành vi của người đó có thể phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo quy định tại Điều 143 BLHS. Do vậy, nếu công an không khởi tố vụ án và xử lý theo pháp luật thì bạn có thể khiếu nại cơ quan công an đó theo quy định tại chương XXXV BLTTHS. Bạn tham khảo quy định sau đây:

"Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm.
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
169 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào