Chế độ của người bị sẩy thai, thai chết lưu
Theo Điều 30 của Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 (có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2015): Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo Điều 33 của Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016): Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
- Nếu thai dưới 05 tuần tuổi: 10 ngày;
- Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày;
- Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày;
- Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?