Quyền nuôi con sau ly hôn
Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Sau khi ly hôn, vì lợi ích của con theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con".
Theo đó, trường hợp trên anh chị hoàn toàn có thể tự thỏa thuận giải quyết vấn đề nuôi con, kể cả việc phân chia tài sản chung. Việc đổi tài sản hoặc không nhận tài sản để "chắc suất" nuôi con tuy không trái với quy định của pháp luật, nhưng xem ra giải pháp này "không ổn", vì luật quy định trong trường hợp cần thiết, vì lợi ích của con người cha có quyền xin thay đổi người nuôi con. Và tòa án có thể quyết định cho thay đổi người nuôi con trong trường hợp người mẹ không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên.
Như vậy, giải pháp nói trên là thiệt thòi quyền lợi (về tài sản), mà cũng không thể bảo đảm tuyệt đối quyền trực tiếp nuôi con về sau, nên thiết nghĩ không cần thiết
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Đối tượng nào được khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản?
- Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh 2024 cập nhật mới nhất? Cá độ bóng đá giải Ngoại hạng anh bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Cấm xuất khẩu là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?