Thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong trường hợp cấp cứu
Theo quy định hiện hành thì người có thẻ BHYT khi đi KCB không phải trường hợp cấp cứu mà đi KCB trái tuyến, vượt tuyến được quỹ BHYT thanh toán 30% chi phí KCB theo quy định đối với bệnh viện hạng I; 50% chi phí KCB đối với bệnh viện hạng II và 70% chi phí KCB đối với bệnh viện hạng III. Vì vậy, trường hợp của mẹ bạn nếu không phải cấp cứu mà đến thẳng bệnh viện Trung ương Huế điều trị thì được BHYT thanh toán 30% chi phí KCB là đúng quy định. Nếu mẹ bạn bị cấp cứu vào viện thì trước khi ra viện mẹ bạn phải xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và giầy tờ tùy thân có ảnh để được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT ngay tại bệnh viện.
Trường hợp mẹ bạn có giấy hẹn tái khám do bị mắc các bệnh mãn tính cần điều trị dài ngày nằm trong danh mục được Bộ Y tế quy định thì khi KCB theo giấy hẹn được coi là KCB đúng tuyến và được hưởng đầy đủ quyền lợi KCB theo quy định./.
Thư Viện Pháp Luật
- Có bắt buộc phải công chứng hồ sơ giảm trừ gia cảnh không? Mức giảm trừ cho người phụ thuộc là bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai là gì? Không niêm yết giá đối với mặt hàng bình Gas thì xử phạt thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của liên hiệp hợp tác xã? Đại hội thành viên được tiến hành khi đạt tối thiểu bao nhiêu hợp tác xã thành viên tham dự?
- Luật sư hướng dẫn tập sự bị xử phạt vi phạm hành chính thì sau bao lâu mới được tiếp tục thực hiện việc hướng dẫn?
- Trước khi hoạt động, liên hiệp hợp tác xã đăng ký tại cơ quan nào? Hồ sơ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã?