Xin hỏi về việc trộm cắp tài sản

Xin hỏi về việc trộm cắp tài sản: - Anh trai em làm bảo vệ cho một doanh nghiệp tại Hà Nội không có hợp đồng. Vì hoàn cảnh khó khăn nên không kiềm chế được lòng tham. Anh trai tôi đã cấu kết vơi một số đối tượng ngoài công ty, đã chộm cắp một số tài sản của công ty bán lại cho đối tượng nói trên. Và bị công ty phát hiện bắt giữ,giao cho công an. trong quá tình điều tra và lấy lời khai, tôi vẫn liên lạc được với anh ấy, thông tin từ Anh ấy tôi được biết: Anh ấy đã khai nhận phạm tội,nhưng một số trường hợp và tu mình thực hiện hành vi pham tội. Và cùng đồng nghiệp làm chung thực hiện một số lần. Tổng trị giá hành vi là gần 50 triệu (công ty báo mất), gồm nhiều lần phạm tội. Sau khi anh bị bắt hai ngày thì tôi không gặp được anh do chuyển tới khu tạm giam, đồng nghiệp làm cùng cũng đã bị CA bắt giữ. CA khu tạm giam chỉ cấp cho phiếu thăm nui chứ không được gặp mặt. Anh có khai nhân thực hiện một số hành vi còn một số không có, do bi ép cung nên đã khai bừa cho khỏi bị đánh. Em rất muốn gặp anh để hỏi thăm và cụ thể như thế nào, nhưng không được gặp anh. Cho Em xin hỏi : - Sau khi lấy lời khai, chuyển tới nơi tạm giam người nhà có được gạp mặt phạm nhân không? Ai là người được phép gặp? - Có thể bảo lãnh anh tôi tại ngoại được không? Ai có thể là người có thể bảo lãnh được? - Mức án cao nhất, thấp nhất với hành vi nay là như thế nào? - Em có thể thuê luật sư ở đâu và tốn nhiều tiền không? - Có thể làm thế nào để nhẹ tội??? - Em có thể vào thăm và gặp mặt anh ấy khi nào, bằng cách nào?? (đã có sổ thăm nui và có dấu xác nhận địa phương, mà chỉ được phép gửi đồ chứ không gặp mặt). -Thật sự bây giờ em cùng gđ không biết làm như thế nào,??? Lại không được gặp anh ấy nữa, tin tức trong đó thế nào .....??? Xin anh chi hay cho em mọt lời khuyên???? Và sự giúp đỡ.! Kính mong anh chi giúp đỡ em! Thân ái!!!

Sau khi chuyển tới trại tạm giam người nhà bố, mẹ, anh chị em và vợ con (nếu có) của người bị tạm giam có quyền được vào thăm gặp mặt, tuy nhiên nếu cơ quan điều tra, trại tạm giam không cho gặp mặt thì mình cũng nên chấp nhận bởi họ có những lý do để từ chối việc cho gặp mặt.

Việc bảo lãnh có thể thực hiện được, thủ tục cụ thể thế nào em và gia đình cần liên lạc trực tiếp với cơ quan điều tra, cán bộ điều tra, nếu xét thấy việc cho tại ngoại không ảnh hưởng đến quá trình điều tra thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ chấp thuận thôi người bảo lãnh có thể là những người thân trong gia đình hoặc chính quyền địa phương.

Với nội dung thông tin em cung cấp, căn cứ quy địn tại Điều 138 BLHS thì nếu bị truy tố theo khoản 1 thì hình phạt có thể là phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, nếu bị truy tố theo khoản 2 thì hình phạt có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Khi quyết định truy tố cơ quan công an và viện kiểm sát sẽ căn cứ vào tính chất hành vi phạm tội mà đề nghị tòa án xét xử theo các khoản tương ứng của điều luật.

Trường hợp em và gia đình có mong muốn sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư thì  có thể liên hệ với tổ chức hành nghề luật tại đâu cũng được tuy nhiên trong trường hợp này nếu có mời luật sư thì nên mời luật sư ở Hà Nội vì anh em cũng đang bị tạm giam ở Hà Nội như vậy sẽ đỡ tốn kém và thuận lợi hơn cho luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý. Thù lao luật sư em và gia đình có thể thỏa thuận với tổ chức hành nghề luật sư.

Để có căn cứ làm giảm trách nhiệm hình sự của anh trai em thì em và gia đình có thể chủ động khắc phục hậu quả cho anh trai em bằng cách trả lại số tiền tương đương với giá trị tài sản của công ty kia bị mất đồng thời nhờ họ viết đơn xin miễn truy tố trách nhiệm hình sự hoặc xin giảm trách nhiệm hình sự cho anh trai em. Đồng thời cũng thu thập những căn cứ để chứng minh nhân thân của anh trai em trước khi phạm tội là trong sạch..... và cung cấp cho các cơ quan điều tra, VKS để họ cân nhắc việc truy tố.

Thông thường việc thăm nuôi bị can bị cáo sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn khi đã kết thúc giai đoạn điều tra - khi đã có kết luận điều tra của cơ quan điều tra.

Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp Pháp luật
Tội bắt cóc trẻ em để tống tiền bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Vô ý làm cháy cây xăng có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng điện chống trộm gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau vô tình gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Bị chạn đánh, đánh lại gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi hòa giải dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi giăng bẫy điện chống trộm dẫn đến chết người thì bị xử tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bật cầu dao điện gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi cùng nhóm bạn đánh nhau gây chết người thì xử lý như thế nào
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm sở hữu
Thư Viện Pháp Luật
233 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm sở hữu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm sở hữu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào