Căn cứ xác định số tiền bồi thường của DNBH trong bảo hiểm trách nhiệm bồi thường cho người lao động

Căn cứ nào để xác định số tiền bồi thường của DNBH trong bảo hiểm trách nhiệm bồi thường cho người lao động?

 - Các căn cứ chung đối với các loại sản phẩm trách nhiệm bồi thường cho người lao động:

 Mức tiền lương của người lao động

 Số tiền bảo hiểm mà người sử dụng lao động đã tham gia bảo hiểm

 Mức độ hậu quả của sự kiện bảo hiểm (thương tật, suy giảm khả năng lao động)

Yếu tố lỗi của người lao động trong sự cố xảy ra.

 - Theo quy tắc bảo hiểm DNBH có trách nhiệm bồi thường những khoản tiền sau đây:

 Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên:

 +   30 tháng tiền lương nếu không do lỗi của chính người lao động đó

 +   12 tháng tiền lương nếu do lỗi của chính người lao độngTrường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn dưới 81% :

 +   30 tháng tiền lương nhân với tỷ lệ bồi thường quy định theo Bảng bồi thường bảo hiểm áp dụng cho bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường cho người lao động trong các doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt ( Ban hành kèm theo quyết định số 14/2004/ QĐ - BTC) nếu không do lỗi của chính người lao động đó

 +   40% số tiền bồi thường nếu do lỗi của chính người lao động

 Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị (không phân biệt lỗi) được tính bằng 100% tiền lương ngày (1/30 tiền lương tháng) đối với mỗi ngày nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ điều trị cho đến khi thương tật vĩnh viễn được xác định, nhưng không vượtquá 6 tháng cho mỗi sự kiện bảo hiểm

 Chi phí y tế (không phân biệt lỗi) bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội ngoại trú cần thiết và hợp lý nhưng không vượt quá 6 tháng tiền lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm

 Doanh nghiệp xây dựng có thể thỏa thuận mua bảo hiểm với mức trách nhiệm cao hơn mức bồi thường theo quy định trên.

 Tiền lương làm căn cứ bồi thường được tính như sau:

 +    Là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi được xác định bệnh nghề nghiệp. Bao gồm: lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) theoquy định hiện hành của Chính phủ

 +    Trường hợp thời gian làm việc không đủ để tính tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề thì lấy tiền lương của tháng liền kề hoặc tiền lương theo hình thức trả lương tại thời điểm xảy ra tai nạn, xác định bệnh nghề nghiệp.

 Đối với bảo hiểm bồi thường cho người lao động trong các lĩnh vực khác, các loại thiệt hại, chi phí mà DNBH nhận trách nhiệm cũng tương tự và tất nhiên các chủ sử dụng lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận để mua bảo hiểm với các mức số tiền bảohiểm khác nhau khi không có quy định bắt buộc chủ phối như lĩnh vực xây dựng. Các quy định về mức bồi thường cho các loại hậu quả tai nạn, bệnh tật cũng có thể khác nhau ít nhiều trong các sản phẩm bảo hiểm.

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Trong vòng 30 ngày người lao động tự ý nghỉ việc bao nhiêu ngày thì bị sa thải?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 dành cho bệnh viện chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc thỏa thuận bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản tạm ứng để người lao động thực hiện công việc của công ty tối đa là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lương không đúng hạn cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp phá sản sẽ ưu tiên thanh toán khoản nào cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm OT là gì? Tiền lương làm OT được tính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Thư Viện Pháp Luật
364 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào