Công an tạm giữ anh tôi đúng hay sai

Gia đình anh trai tôi (trú tại phường Sao Đỏ - TX Chí Linh - Hải Dương) và gia đình hàng xóm có mẫu thuẫn với nhau về lối đi chung nên có hiềm khích với nhau, đã mấy lần xảy ra cãi cọ, xô xát nhưng không ai bị thương tật gì và cũng không ai trình báo sự việc với chính quyền địa phương. Sáng ngày 21/09/2011 trong lúc anh tôi ở nhà thì anh hàng xóm đi qua và có những lời lẽ xúc phạm, chửi bới anh tôi , trong lúc lời qua tiếng lại anh tôi không kiềm chế được đã rút một cây gậy gần đó vụt vào đầu anh hàng xóm khiến anh ta bị thương phải khâu mất hai mũi tại bệnh viện đa khoa Chí Linh. Gia đình nhà hàng xóm đã trình báo sự việc với cơ quan công an, khoảng 2h sau khi xảy ra xô xát thì công an thị xã đã đến lấy lời khai và bắt anh trai tôi lên công an thị xã để giải quyết và anh trai tôi bị tạm giữ ở đó, đến  khoảng 5h chiều ngày 22/09/2011 thì anh tôi lại bị chuyển đến nhà tù Kim Chi ở TP Hải Dương.         Từ lúc anh trai tôi bị giam giữ đến nay gia đình tôi không nhận được bất kỳ thông báo nào của công an thị xã về lý do giam giữ anh tôi. Trong lúc bắt anh tôi cơ quan công an cũng không hề thông báo với anh tôi lý do, thời hạn anh tôi bị tạm giữ, không có quyết định tạm giữ của người có thẩm quyền, không có chính quyền địa phương hay người dân nào làm chứng. Gia đình tôi có ra cơ quan công an hỏi về việc này nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Công an thị xã không nói rõ anh tôi phạm tội gì mà chỉ trả lời chung chung là rất nhiều tội, đang trong quá trình điều tra nên không thể cho gia đình biết được, họ nói sẽ giữ anh tôi 8 hoặc 9 ngày để điều tra, nếu lúc đó vẫn chưa xong thì sẽ giam giữ anh tôi 2 tháng nữa.            Tôi muốn hỏi luật sư cơ quan công an tạm giữ anh tôi như vậy có đúng với qui định của pháp luật không? Tại sao chỉ có anh trai tôi bị bắt còn anh hàng xóm thì không? Tại sao anh tôi lại bị chuyển lên trại giam Kim Chi? Liệu có gì khuất tất đằng sau không? Làm thế nào để biết anh hàng xóm bị thương tật bao nhiêu phần trăm? Đến hôm nay anh hàng xóm mới đi giám định thương tật thì liệu kết quả có chính xác không, thương tật đó có đúng là do anh tôi gây ra không hay do người khác bởi vì không có ai quản lý và khẳng định anh hàng xóm không bị thương từ sau khi xô xát với anh tôi. Luật sư cho tôi hỏi cây gậy đó có phải là hung khí nguy hiểm không và anh tôi bị khép vào tội cố ý giết người như vậy là đúng hay sai?         Kính mong luật sư trả lời giúp

Khi có căn cứ xác định hành vi của anh trai bạn có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố hình sự, khởi tố bị can và có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn là bắt tạm giam đối với anh trai bạn. Mọi quyết định trong khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định và lệnh bắt đều phải có sự phê chuẩn của viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

Điều 87. Thời hạn tạm giữ

1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giamTheoquy định tại Khoản 2, 3 Điều 80 Bộ luật TTHS 2003

2. Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp bắt khẩn cấp, phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này.

Nếu sự việc đúng như bạn trình bày thì Cơ quan điều tra đã vi phạm thủ tục tố tụng, gia đình bạn nên có văn bản kiến nghị lên thủ trưởng cơ quan điều tra và viện kiểm sát cùng cấp để kịp thời can thiệp. Để có căn cứ khởi tố vụ án, cơ quan điều tra sẽ tiến hành giám định tỷ lệ thương tật của người bị hại, với hành vi của anh trai bạn, rất có thể sẽ bị khởi tố theo Điều 104 BLHS về tội Cố ý gây thương tích. Theo quy định bộ luật TTHS 2003 đây là tội danh được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, vì thế gia đình bạn nên có thương lượng, bồi thường đối với người bị hại và động viên họ làm đơn xin không khởi tố vụ án hình sự. Theo tôi để đảm bảo quyền bào chữa của anh trai bạn, gia đình bạn nên mời Luật sư bào chữa để tránh oan sai, cũng như hạn chế vi phạm tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng. 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
249 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào