Lợi dụng tín nhiệm để lừa đảo.

Chào luật sư, Tôi có một vấn đề khiến bản thân tôi dằn vặt rất nhiều và lúc ấy tôi đã quên đến trang web này để hỏi xin tư vấn, tôi xin trình bày rõ sự việc và câu hỏi xin được viết bên dưới sự việc. Vào năm 2011, tôi được giới thiệu vào một tôn giáo mới ( từ Đài Loan), và tôi đã có quá trình tìm hiểu rõ ràng và chi tiết cũng như cách thức làm việc của họ. Họ dùng tôn chỉ của phật giáo và nho giáo cùng kinh sách của 2 tôn giáo này với mục đích giáo huấn con người, cho đến khi tôi chợt nhận ra rằng những việc họ làm hoàn toàn đi ngược lại với các tôn chỉ đó. Họ lợi dụng niềm tin vào tôn giáo để cho người tham gia ngày càng nhiều, cùng với đó, họ dùng những thứ gọi là mượn xác, gọi hồn (gọi tiên gọi phật) (chưa biết thật giả) để đánh vào lòng ngưỡng mộ tiên phật của người tham gia, rồi sau đó nói người này đang bị bao nhiêu người theo, người kia sắp chết.... để lấy tiền của những người cả tin, và theo luật thì cứ 1 con ma đi theo là 1 triệu để giải. Mỗi một người bị nói như vậy thường là 7 -10 con ma đi theo (chưa tính những người giàu có bị lừa nhiều hơn), và những người bị lừa thường là công nhân với dân trí thấp hoặc sinh viên mới từ quê lên còn non nớt. Họ hoạt động với quy mô và kế hoạch rất rạch ròi, có kế hoạch cụ thể và có nghiên cứu về người bị lừa rất rõ ràng ( có người chuyên thu tiền, có người phiên dịch, có người giả đang được tiên phật nhập, và xung quanh thì hùa theo). Họ hoạt động rất kỹ càng, không để bị phát hiện và khó có thể trà trộn vào. Trước khi muốn gia nhập, phải có một buổi lễ nghiêm trang, bắt người tham gia thề độc, và điều quan trọng người tham gia phải có một người đang tham gia bên trong dẫn đi thì mới được, không thể đến một mình xin tham gia được. Chưa kể họ lợi dụng khe hở pháp luật và điều tra tội phạm bằng cách mở thêm nhiều nơi ở bình dương, vì họ biết công an bình dương không thể điều tra ở tp.hcm, và ngược lại, trừ khi có công văn rõ ràng. điều này có thể gây cản trở cho công an điều tra. Vì tôi phát hiện có nhiều người đi tố cáo với công an nhưng không thể điều tra được gì ở họ, vì hành vi của họ rất tinh vi. sự việc bên trên chỉ là bao quát. Khi tôi phát hiện ra điều này (sau 3 năm bên trong) tôi liền tỏ rõ ra rằng đây là điều sai trái với pháp luật cũng như đạo lý, họ liền tìm mọi cách để xua đuổi tôi ra, bôi nhọ danh dự.... Tôi đã rời khỏi nơi đó đến nay đã 1 năm, tôi biết rằng đã có người tố giác, nhưng không làm được gì họ, tôi có một vài câu hỏi sau đây: Những hành vi bên trên có thể được xếp vào loại tội phạm gì? Có thể gây nguy hiểm lớn đến người dân hay không? Vì tôi biết hiện giờ họ có 3-4 nơi bao gồm cả tp.hcm và bình dương. Và số tiền lừa đảo của họ tôi không biết rõ nhưng con số không hề nhỏ. Tôi có nên tố giác hay không? Và nếu có, tôi có thể tố giác họ ở đâu? Cơ quan công an hay cơ quan tôn giáo? Nếu tố giác tôi có thể không có nhiều chứng cứ (vì khi bị xua đuổi, tôi có ở chung với một người cùng bên trong tôn giáo này, và người này lập tức dọn đồ đi mà không nói với tôi một lời và trong khi dọn đi là lúc tôi đang ở dưới quê, người đó đã mang đi hầu hết những chứng cứ rõ ràng nhất), vậy liệu rằng vấn đề của tôi có được xem xét điều tra hay không?

Với các thông tin bạn nêu thì trường hợp này việc đầu tiên mà cơ quan chức năng có thể xem xét đó là việc mê tín theo đó nếu có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì những người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín, dị đoan theo quy định tại Điều 247 Bộ luật Hình sự.

Điều 247. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích  mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu  tháng đến ba năm.

2. Phạm tội làm chết người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Trường hợp có căn cứ để chứng minh đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị truy cứu theo điều 139 Bộ luật Hình sự.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo tôi trường hợp này nên tố cáo về tội hành nghề mê tín dị đoan, việc tố cáo cần được thực hiện tại công an quận huyện nơi hàng vi vi phạm này được thực hiện.

Đơn tố cáo cần phải nêu rõ họ tên người bị tố cáo, địa chỉ của họ và những người liên quan nếu có.

Hiện tại do chưa có cơ quan chức năng nào thụ lý vụ việc nên những người hành nghề đó vẫn được tự do đi lại giữa các tỉnh thành và địa phương. Họ chỉ bị bắt hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm sở hữu
Hỏi đáp Pháp luật
Tội bắt cóc trẻ em để tống tiền bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Vô ý làm cháy cây xăng có phạm tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Sử dụng điện chống trộm gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau vô tình gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Bị chạn đánh, đánh lại gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi hòa giải dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Hành vi giăng bẫy điện chống trộm dẫn đến chết người thì bị xử tội gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bật cầu dao điện gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Đi cùng nhóm bạn đánh nhau gây chết người thì xử lý như thế nào
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm sở hữu
Thư Viện Pháp Luật
248 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm sở hữu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào