Mua nhà diện trả chậm,chưa có chủ quyền có đăng ký thường trú được không?

Nhờ luật sư tư vấn dùm tôi trường hợp sau: - Một hộ dân thuộc diện tái định cư chuyển từ quận Gò Vấp về quận 12 được mua căn hộ trả chậm,trả trước bằng giá trị căn nhà bên Gò Vấp,số còn lại phải trả trong 15 năm (tính từ năm 2010) nên chưa có chủ quyền nhà. - Hộ dân này không có khả năng trả tiền theo định kỳ nên bán lại cho tôi. - Vì nhà tái định cư chưa có chủ quyền nên nhà nước không cho bán,2 bên đã làm hợp đồng đặt cọc và lập vi bằng cho việc làm hợp động này đồng thời bên bán đã làm giấy ủy quyền cho tôi trong việc liên hệ với ban giải phóng mặt bằng,ban quản lý chung cư xin sửa chữa,đóng tiện điện,nước... - Tôi đã đăng ký KT3 tại căn hộ này được 13 tháng. - Bây giờ tôi đi đăng ký hộ khẩu tại căn hộ này thì công an quận 12 nói là trong giấy ủy quyền không nói tôi được quyền định đoạt căn hộ nên không đăng ký hộ khẩu được và yêu cầu tôi bổ sung quyền định đoạt căn hộ trong giấy ủy quyền. Vậy cho tôi hỏi là: - Nếu tôi làm lại giấy ủy quyền có thêm nội dung " có quyền định đoạt-quyền sở hữu căn hộ" có được không? vì chủ nhà cũ chưa có quyền sở hữu. -Nếu bổ sung được thì có đủ điều kiện nhập hộ khẩu theo quy định không? - Nếu không được thì nhờ luật sư tư vấn dùm là trong trường hợp của tôi,nếu tôi muốn nhập hộ khẩu vào chính căn hộ tôi đang ở thì phải làm nhừng thủ tục gì? Tôi xin chân thành cảm ơn.

​Điều 91 Luật nhà ở năm 2005 quy định:

"Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch

1. Trong các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở thì nhà ở phải có các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật;

b) Không có tranh chấp về quyền sở hữu;

c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trường hợp nhà ở cho thuê ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường và các điều kiện thiết yếu khác.

3. Trong trường hợp nhà ở thuê mua phải bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại Mục 4 Chương III của Luật này.".

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì phải có GCN QSH nhà ở thì mới thực hiện được việc ủy quyền quản lý, sử dụng, định đoạt nhà ở. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhiều công chứng viên chưa "đọc" đến điều luật này nên vẫn công chứng hợp đồng ủy quyền quản lý, sử dụng, định đoạt nhà ở khi chưa có GCN QSH.

          2. Đối với vấn đề nhập hộ khẩu, luật cư trú quy định:

 "Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Điều 21. Thủ tục đăng ký thường trú

1. Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:

a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;

b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu;

b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;

c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.

3. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. ".

          Đồng thời khoản 5, Điều 93 Luật nhà ở quy định:

"Bên mua, bên nhận tặng cho, bên đổi, bên được thừa kế nhà ở có trách nhiệm nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo trình tự quy định tại Điều 16 của Luật này, trừ trường hợp bên bán nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở hoặc các bên có thỏa thuận khác. Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân hoặc đã giao nhận nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng đối với giao dịch về nhà ở mà một bên là tổ chức kinh doanh nhà ở hoặc từ thời điểm mở thừa kế trong trường hợp nhận thừa kế nhà ở".

          Như vậy, nếu bạn có hợp đồng mua bán nhà ở có công chứng hoặc có biên bản bàn giao nhà của tổ chức kinh doanh nhà ở là có thể xác định quyền sở hữu nhà ở của bạn đối với căn nhà đó và làm căn cứ để nhập hộ khẩu theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Luật cư trú nêu trên.

Đăng ký thường trú
Hỏi đáp mới nhất về Đăng ký thường trú
Hỏi đáp Pháp luật
Vắng mặt ở địa phương bao lâu thì bị xóa đăng ký thường trú?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý, quyết định của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy chấp thuận cho đăng ký thường trú vào nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục đăng ký thường trú online cho con năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký thường trú online 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu lệ phí đăng ký thường trú online hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ chưa ly hôn có được chuyển hộ khẩu về nhà mẹ đẻ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục xóa đăng ký thường trú sau khi ly hôn năm 2024 được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng ký thường trú sẽ thay đổi thế nào khi bán ngôi nhà duy nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất dùng hợp đồng mua nhà ở hình thành trong tương lai để đăng ký thường trú?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đăng ký thường trú
Thư Viện Pháp Luật
281 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đăng ký thường trú

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký thường trú

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào