Thu hồi tài sản trộm cắp

Xin chào các LS của Dân Luật  ! Hiện tôi có thắc mắc mong được các LS tư vấn như sau: Gần đây gia đình tôi (bị hại) bị mất trộm tài sản là số tiền mặt 240 triệu VND. Công an đã bắt được kẻ trộm ( bị cáo ) và thu giữ một số tài sản do bị cáo dùng tiền trộm được để mua như: vàng bạc,xe máy,điện thoại... Vậy tài sản này có được định giá lại cho đúng giá tại thời điểm hiện tại để căn cứ đền bù cho gia đình tôi không? Nếu định giá lại thì cơ quan nào định giá và cơ quan này gồm những ai? Số tài sản này có được cơ quan pháp luật bán sau khi định giá để thu lại số tiền không hay sẽ giao cho bị hại quản lý và sử dụng. Giấy đăng ký xe máy do người thân bị cáo đứng tên sẽ được giải quyết như thế nào ? Nếu kẻ trộm không đủ khả năng bồi thường số tiền đủ 240 triệu đồng thì pháp luật sẽ xử lý như thế nào với số tiền còn thiếu,cách xử lý ra sao và trong khoảng thời gian nào (có trách nhiệm trả tiền khi ra tù như thế nào),cơ quan nào đứng ra giải quyết vấn đề này.  Mong được các LS tư vấn cụ thể để tôi và gia đình hiểu rõ.

  Về hội đồng đinh giá tài sản:

Ngày 22  tháng 6  năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 55/2006/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện  một số điều của Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự trong Nghị định nêu rõ:

            “Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 

       Nghị định này quy định về việc thành lập, quyền, nghĩa vụ và trình tự, thủ tục định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến tài sản trong tố tụng hình sự.”

Thành phần Hội đồng định giá tài sản được quy định tại Điều 5 chương II Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ quy định

  “Điều 5. Thành lập Hội đồng định giá tài sản

      1. Hội đồng định giá tài sản được thành lập ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện). 

     2. Hội đồng định giá tài sản ở cấp tỉnh, cấp huyện do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan tài chính cùng cấp để định giá các loại tài sản theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 

    3. Hội đồng định giá tài sản ở Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập để thực hiện việc định giá tài sản có giá trị đặc biệt lớn và thực hiện việc định giá lại trong các trường hợp quy định tại khoản 2  Điều 21 của Nghị định này. 

    Điều 6. Thành phần của Hội đồng định giá tài sản

    1. Thành phần của Hội đồng định giá tài sản ở cấp tỉnh, cấp huyện bao gồm:

    a) Một lãnh đạo của cơ quan tài chính là Chủ tịch Hội đồng;     

    b) Một chuyên viên về giá của cơ quan tài chính là thành viên Thường trực của Hội đồng;

    c) Đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn là thành viên của Hội đồng. Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Chủ tịch Hội đồng định giá quyết định thành viên cụ thể cho từng vụ việc.

     2. Thành phần của Hội đồng định giá tài sản ở Trung ương bao gồm:

     a) Một lãnh đạo của Bộ Tài chính là Chủ tịch Hội đồng;

     b) Một lãnh đạo của đơn vị chuyên môn về giá của Bộ Tài chính là thành viên Thường trực của Hội đồng;

     c) Đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn là thành viên của Hội đồng. Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Chủ tịch Hội đồng định giá quyết định thành viên cụ thể cho từng vụ việc.     

    3. Số lượng thành viên của Hội đồng định giá tài sản tối thiểu là 3 người.”
 sau khi định giá tài sản tùy theo nguyện  vọng của bị hại có chấp nhận lấy tài sản đó không? nếu không chấp nhận tổ chức bán đấu giá công khai, được bao nhiêu tiền thì sẽ lấy tổng tài sản bị cáo chiếm đoạt trừ đi khoản tiền bán đấu giá được, chi phí bán đấu giá phần còn lại buộc bị cáo hoàn trả lại cho bị hại, đối với xe gắn máy dùng tiền phạm tội mua và đăng ký tên người khác ( tài sản có được do phạm tội) sẽ bị tịch thu , và xử lý như các tài sản khác, nếu bị hại đồng ý lấy xe gắn máy đó  sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm các thủ tục sang tên theo quy định
 Khoản tiền thiếu bị cáo có nghĩa vụ thi hành ngay  khi bản án có hiệu lực, gia đình quý vị có đơn thi hành án, nếu không  thi hành án sẽ bị tính lãi theo mức lãi xuất của ngân hàng tại thời điểm gia đình bị hại có đơn thi hành án!
 

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
262 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào