Xử lý hành vi phá hủy đường dây cáp quang

Hành vi phá hủy đường dây cáp quang được pháp luật quy định xử lý như thế nào?

Phá hủy đường dây cáp quang là hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia. Tùy theo mức độ vi phạm mà pháp luật có những hình thức xử lý khác nhau. Cụ thể:

1. Nếu hành vi phá hủy đường dây cáp quang chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định 142/2004/NĐ-CP của Chính phủ như sau:

            - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng đường dây cáp quang, cáp đồng, ăng ten hoặc trang thiết bị của hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch và các thiết bị viễn thông khác thuộc mạch vòng nội hạt (khoản 1 Điều 13 Nghị định 142/2004/NĐ-CP).

            - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng đường dây cáp quang, ăng ten hoặc trang thiết bị của hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch và các thiết bị viễn thông khác thuộc mạng viễn thông cố định công cộng đường dài trong nước, quốc tế; mạng viễn thông di động công cộng, mạng viễn thông cố định vệ tinh công cộng, mạng viễn thông di động vệ tinh công cộng, mạng thông tin vô tuyến điện hàng hải công cộng (điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định 142/2004/NĐ-CP);

            - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng đường dây cáp quang, ăng ten hoặc trang thiết bị của hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch và các thiết bị viễn thông khác của hệ thống đường trục viễn thông quốc gia (điểm a khoản 3 Điều 13 Nghị định 142/2004/NĐ-CP);

Biện pháp khắc phục hậu là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với các hành vi vi phạm nêu trên (khoản 4 Điều 13 Nghị định 142/2004/NĐ-CP).

2. Nếu hành vi phá hủy đường dây cáp quang đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 231 Bộ luật Hình sự như sau:

- Người nào phá huỷ công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin - liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thuỷ lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá và xã hội thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+) Có tổ chức;

+) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

+) Tái phạm nguy hiểm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
182 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào