Vay tiền dùm bạn qua tin nhắn có thể làm bằng chứng không?
Theo quy định tại Điều 401 BLDS năm 2005 thì: Hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
Hiện tại, pháp luật không quy định bắt buộc hợp đồng vay tài sản (vay tiền) phải được thể hiện bằng văn bản, hoặc có công chứng... nên việc vay mượn thông qua lời nói hoặc hành vi (không có văn bản) cũng có thể là hợp pháp. Đồng thời, tin nhắn cũng là một loại "văn bản" theo quy định pháp luật (thư điện tử).
Do vậy, về mặt lý thuyết thì bạn có thể căn cứ vào tin nhắn hoặc các thông tin khác để khởi kiện đòi nợ. Tuy nhiên, thực tế Tòa án chỉ thụ lý vụ án đòi nợ khi có giấy vay nợ bằng văn bản, có chữ ký của các bên. Để thụ lý vụ án thì Tòa án phải có "căn cứ" để thụ lý nên Tòa án thường từ chối thụ lý các vụ kiện đòi nợ không có giấy tờ hoặc giấy tờ bằng "thư điện tử".
Để có căn cứ khởi kiện, bạn có thể gửi đơn tới công an để trình bày vụ việc đó. Nếu tại cơ quan công an họ thừa nhận khoản vay đó thì cũng là một căn cứ để bạn khởi kiện đòi nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?