Việc áp dụng các văn bản luật thay thế liên quan đến PCCC

Hiện nay, công ty chúng tôi đang vướng mắc về việc 1 số hạng mục thiếu Thẩm duyệt nghiệm thu về PCCC theo Điều 15 VBHN số 17 hợp nhất Luật PCCC 2001 và Luật PCCC sửa đổi bổ sung năm 2013. Các hạng mục này đều xây dựng trong giai đoạn từ 2002 - 2006, lí do thiếu giấy tờ chủ yếu do nhận thức của người quản lý, giám sát và nhà thầu về yêu cầu của pháp luật PCCC thời kỳ đó chưa cao và sự quản lý chưa chặt chẽ của cơ quan cảnh sát PCCC địa phương. Trong 2-3 năm gần đây, công ty chúng tôi liên tục nhận được biên bản ghi nhận về lỗi đó, thêm nữa phía cơ quan cảnh sát PCCC cũng đề nghị cty chúng tôi phải trang bị cả hệ thống chữa cháy và báo cháy tự động cho toàn bộ các kho hàng, các kho hóa chất và các nhà máy lớn được xây dựng từ các năm 1997- 2002 - 2005(theo yêu cầu của TCVN 3890-2009). Vậy tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho: 1. Nếu hiện tại tất cả giấy tờ hồ sơ về thi công, thiết kế các hạng mục của cty tôi còn đầy đủ thì có thể xin thẩm duyệt nghiệm thu được hay không, và trình tự phải thực hiện là như thế nào? Thực tế nếu thực hiện thẩm duyệt nghiệm thu theo pháp luật hiện hành thì rất khó do trong quá trình phát triển của cty chúng tôi đã xây dựng cơi nới thêm 1 số hạng mục nhỏ có thể đã ảnh hưởng đến khoảng cách an toàn quy định giữa các nhà chức năng và mất đi tính toàn vẹn ban đầu khi xây dựng. 2. Về việc lắp đặt thêm hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động cho toàn bộ nhà máy: Công ty chúng tôi có phải bắt buộc thực hiện không hay chỉ cần thực hiện 1 phần trong đó? Thực tế các nhà xưởng đã có trang bị 1 phần hệ thống báo cháy, cái này hoàn toàn có thể lắp thêm nếu bắt buộc vì không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, tuy nhiên với hạng mục hệ thống chữa cháy tự động cần rất nhiều tiền và quá trình thi công ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của công ty, hơn nữa yêu cầu luật PCCC ở thời điểm hạng mục hoàn thành (trước khi TCVN 3890-2009 ra đời) chưa quy định việc đó.

​Trước tiên, xin chân thành cám ơn bạn vì những lời chúc tốt đẹp đối với chúng tôi. Chúng tôi cũng không quên chúc bạn và đơn vị năm mới này sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.

Xoay quanh vấn đề bạn hỏi về thẩm duyệt PCCC, chúng tôi có ý kiến như sau:

Như bạn đã biết, PCCC có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay và đặc biệt đối với những đơn vị sản xuất kinh doanh lớn, có nhà xưởng, kho tàng và nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng là chất dễ cháy. Chính vì thế, nghĩa vụ PCCC là trách nhiệm pháp quy của mỗi cá nhân, tổ chức, hộ gia đình. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Quốc hội đã ban hành Luật PCCC chuyên biệt để thể chế hóa những quy định có liên quan về công tác PCCC mà đối tượng điều chỉnh buộc phải thực hiện.

I/ Tại khỏan 3 điều 15 Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định về hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy như sau: 


Hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm 02 bộ, có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch phần thuyết minh ra tiếng Việt kèm theo, cụ thể như sau: 

a) Đối với dự án thiết kế quy hoạch, hồ sơ gồm: 

- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo); 

- Dự toán tổng mức đầu tư của dự án thiết kế quy hoạch; 

- Các tài liệu và bản vẽ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định này. 

b) Đối với thiết kế cơ sở, hồ sơ gồm: 

- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo); 

- Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền; 

- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình; 

- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này. 

c) Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ gồm: 

- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo); 

- Bản sao văn bản chấp thuận quy hoạch của cấp có thẩm quyền; 

- Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình; 

- Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 13 Nghị định này. 

d) Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng công trình, hồ sơ gồm: 

- Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền, kèm theo); 

- Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình; 

- Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình. 

Khoản 4 điều 15 Nghị định nó trên quy định trình tự thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy như sau:

a) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của dự án, công trình. 

Đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1: 500 của dự án thiết kế quy hoạch và hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án, công trình, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về giải pháp phòng cháy và chữa cháy. 

b) Công trình có nguy hiểm về cháy, nổ nêu tại các Mục 14, 16 và 20 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải có văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trước khi tiến hành thiết kế công trình. 

c) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật. 

II / Tại điều 7 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:

1. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây: 

a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở. 

b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở. 

c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. 

d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 

đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ. 

e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 21 Nghị định này. 

g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an. 

h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. 

i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an. 

2. Các cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng không phải là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy. 

3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

Như vậy, việc có cần thiết kế và trang bị hệ thống báo cháy tự động hay không là xuất phát từ yêu cầu và đặc điểm, tính chất của cơ sở trong cộng tác PCCC.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
252 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào