Có được giám định để về hưu trước tuổi?
Khoản 1, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58 (năm 2014) có hiệu lực từ 01/01/2016 quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động (KNLĐ): NLĐ thuộc đối tượng theo quy định của Luật BHXH khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 1/1/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm KNLĐ từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm KNLĐ. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm KNLĐ từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm KNLĐ từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế ban hành.
Đối chiếu với trường hợp của ông, về tuổi đời đủ điều kiện, tuy nhiên về thời gian tham gia BHXH của ông là 19 năm 7 tháng, theo quy định ông không đủ điều kiện giám định khả năng lao động để về hưu trước tuổi.
Ngày 29/12/2015 Chính phủ ban hành Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, do đó ông có thể liên hệ cơ quan BHXH tại địa phương để đóng BHXH tự nguyện cho 5 tháng còn thiếu, chốt sổ bảo lưu thời gian tham gia BHXH, chờ đến khi đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi) theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?