Sinh viên đi dạy thêm có phải xin phép không?
Pháp luật có quy định, về nguyên tắc mỗi cá nhân công dân khi tiến hành các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận đều phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ các hoạt động sau đây:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
(Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập,thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh).
Đối chiếu với quy định trên, bạn cần đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo đó mã ngành nghề mà bạn dự định hoạt động sẽ là 8559 – 85590 tại quyết định 337/QĐ – BKH về hệ thống ngành kinh tế quốc dân áp dụng đối với nhóm ngành nghề: “Giáo dục khác chưa được phân vào đâu” chi tiết bao gồm dịch vụ dạy kèm (gia sư):
“Giáo dục khác chưa được phân vào đâu” chi tiết bao gồm dịch vụ dạy kèm (gia sư)
Nhóm này gồm: Việc đưa ra và cung cấp việc hướng dẫn và đào tạo đặc biệt, thường là cho người đã trưởng thành và không thể so sánh được với giáo dục thông thường ở nhóm 852 (Giáo dục tiểu học) - 854 (Đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học). Không kể các trường học viện, các trường cao đẳng, và các trường đại học. Việc giảng dạy có thể được tiến hành ở nhiều môi trường khác nhau như ở các đơn vị hoặc theo điều kiện học của khách hàng, các tổ chức giáo dục, nơi làm việc, hoặc tại nhà, có thể thông qua thư, tivi, internet, ở các phòng học hoặc qua các phương tiện khác. Việc dạy học này không dẫn đến được cấp bằng tốt nghiệp trung học, hoặc bằng tốt nghiệp đại học..
Tuy nhiên, vì hoạt động dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên sau khi đăng ký kinh doanh, bạn phải tiến hành xin phép hoạt động dạy học thêm, cụ thể:
2. Xin phép hoạt động dạy thêm
Theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm thì:
2.1.Điều kiện đối với người dạy thêm
a) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định tại Điều 77, Luật Giáo dục là:
+) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học;
+) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học cơ sở;
+) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên trung học phổ thông;
+) Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề hoặc là nghệ nhân, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao đối với giáo viên hướng dẫn thực hành ở cơ sở dạy nghề;
+) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên giảng dạy trung cấp;
+) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với nhà giáo giảng dạy cao đẳng, đại học; có bằng thạc sĩ trở lên đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn luận án tiến sĩ.
b) Có đủ sức khoẻ.
c) Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.
d) Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
e) Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại điểm c, d nêu trên
2.2. Điều kiện đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm
a) Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm theo quy định tại điểm a, điểm 2.1 nêu trên
b) Có đủ sức khỏe.
c) Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
2.3. Điều kiện về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ Y tế về vệ sinh trường học và Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trong đó có các yêu cầu tối thiểu:
a) Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.
b) Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.
c) Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011.
d) Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000.
e) Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.
Căn cứ vào các quy định nêu trên, nếu bạn cùng một nhóm sinh viên chưa tốt nghiệp và không được đào tạo về nghiệp vụ sư phạm thì không thể đáp ứng được các quy định của pháp luật về tổ chức dạy thêm theo đúng quy định.
Trong trường hợp bạn sẵn sàng đáp ứng được quy định của pháp luật về điều kiện dạy thêm, bạn có thể tham khảo thủ tục tiến hành như chúng tôi tư vấn như sau:
3. Thủ tục cấp giấy phép tổ chức dạy thêm
Thẩm quyền giải quyết:
Theo quy định tại Điều 11, Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm phụ thuộc vào nội dung chương trình giảng dạy, theo đó:
- Tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông thì thẩm quyền thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở, thẩm quyền giải quyết thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo.
Hồ sơ xin cấp giấy phép:
- Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm có xác nhận đã cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm.
- Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, người đăng ký dạy thêm;
- Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm kèm xác nhận của UBND xã về phẩm chất đạo đức, không vi phạm pháp luật của người dạy thêm
- Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
- Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
- Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc trả lời không đồng ý cho tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?