Tranh chấp con ngoài giá thú
Nếu anh muốn xác định cháu bé đó có phải là con anh hay không thì biện pháp hiệu quả nhất là xét nghiệm ADN. Pháp luật không bắt buộc anh phải làm như vậy. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp và đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì biện pháp xét nghiệm ADN cũng được áp dụng, bên nào đưa ra yêu cầu thì bên đó phải thanh toán chi phí.
Trong trường hợp có người gây rối, phá phách đám cưới của anh thì tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả của hành vi có thể vi phạm vào điều 245 Bộ luật Hình sự về gây rối trật tự công cộng:
"1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông hoặc gây đình trệ hoạt động giao thông công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm".
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?