Tạm giam người bị thương tích để hỏi cung có được không?
Kết quả giám định kết luận bạn bị thương tích trên 11% như vậy là có đủ cơ sở để cơ quan chức năng khởi tố vụ án hình sự về Tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự. Nội dung của điều luật như sau:
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
Như vậy nếu những người đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích thì hình phạt dành cho họ sẽ là khung hình phạt được quy định tại Khoản 1, Điều 104, mức hình phạt từ " cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".
Việc bạn hỏi cơ quan công an triệu tập những người đó lên để lấy lời khai sau đó cho họ về nhà mà không bắt tạm giam, Luật sư trả lời bạn như sau:
Việc bắt người để tạm giam trong quá trình điều tra hay cho những người đó được tại ngoại trong quá trình điều tra phụ thuộc vào tính chất mức độ của hành vi phạm tội cũng như việc chấp hành các lần triệu tập lấy lời khai và việc cho tại ngoại không ảnh hưởng đến quá trình điều tra. Vì vậy nếu cơ quan chức năng thấy việc cho nhóm người đó tại ngoại không ảnh hưởng đến quá trình điều tra vụ án thì đó cũng không phải vấn đề gì nghiêm trọng. Việc này có thể chấp nhận được. Nếu bạn và gia đình không đồng ý với việc đó thì có thể gửi đơn thư đến cơ quan chức năng, cơ quan này sẽ trả lời bạn và gia đình lý do họ cho những người đó được tại ngoại.
Ngoài trách nhiệm hình sự thì nhóm người đó còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005.
Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư cho trường hợp của bạn. Nếu còn vướng mắc hoặc cần giúp đỡ bạn có thể liên hệ trực tiếp với luật sư để được luật sư tư vấn và giúp đỡ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?