Việc xử lý vật chứng trong trường hợp vật chứng là tài sản chung

Tôi muốn hỏi Luật sư một vấn đề này, rất mong được giải đáp. Hai vợ chồng có tài sản chung là một chiếc xe mô tô. Người chồng sử dụng chiếc xe mô tô này để đi vận chuyển pháo mà người vợ không biết. Trong trường hợp người chồng bị Cơ quan công an bắt, bị khởi tố điều tra, truy tố, xét xử về hành vi Vận chuyển hàng cấm. Theo nguyên tắc, chiếc xe mô tô kia là phương tiện phạm tội, Tòa án phải tịch thu sung quỹ nhà nước. Tuy nhiên, đây là tài sản chung của vợ chồng. Câu hỏi đặt ra là, Tòa án phải xử lý như thế nào đối với chiếc xe mô tô này? Tòa án tuyên tịch thu sung quỹ hay phải định giá rồi tịch thu một nửa giá trị của chiếc xe này? 

Vụ việc này sẽ áp dụng quy định của luật hôn nhân và gia đình để xác định tại sản chung hay tài sản riêng. Việc sử lý vật chứng sẽ áp dụng quy định tại Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể như sau:

"Điều 76. Xử lý vật chứng

1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.

2. Vật chứng được xử lý như sau:

A) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;

B) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;

C) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;

D) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;

Đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.

3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.

4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.".

Như vậy, đối với phần giá trị tài sản thuộc sở hữu của người khác mà bị chiếm hữu bất hợp pháp hoặc tự ý sử dụng vào mục đích phạm tội thì mới có thể đòi lại được giá trị đó. 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
211 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào