Tội trộm xe máy

Vào ngày 21/4/2012, lớp em có tổ chức đi từ thiện ở chùa TỪ HẠNH quận 6, tất cả đến đều đi xe máy, được nhà Chùa hướng dẫn chạy xe vào phía sâu trong chùa để xe. Xe em (Wave Anfa đen biển số 84-H9-7718) không khóa cổ xe vì nghĩ là để sâu trong chùa không có khả năng bị mất, trong cốp xe lúc này có 1 bóp bao gồm giấy CMND, bằng lái xe, giấy tờ xe,... và 1 triệu 500 đồng. Lúc ra về thì không còn thấy xe của em nữa. Bọn em có hỏi sư cô thì sư cô nói có thấy 1 người mặc áo sơmi trắng dẫn một chiếc xe đi ra lúc giờ ăn trưa ( nhưng không chắc là xe của em ) Khi đó Chùa đang được xây dựng, nên có các chú thợ hồ làm ngay cạnh bãi giữ xe. Các chú có kể lại là sáng có 1 người mặc áo sơmi trắng lại làm quen, có nhờ mượn một ổ cắm điện để cho lớp em bật loa nhạc, nên tưởng là đi cùng với lớp em (Người đó cũng có giúp lớp em có nối điện và cắm điện). Trong khi đó lớp em lại tưởng người đó ở phía bên nhà chùa thì thường đi theo lớp em và giúp đỡ làm rất nhiều thứ. Có người phụ hồ đã nhìn thấy chính người mặc áo sơmi trắng đó có dẫn 1 chiếc xem wave anfa màu đen có biển số vùng 84 đi ra, đạp xe mà không nổ. Sau khi mọi người về hết thì nhà Chùa phát hiện ra còn một chiếc xe đạp Mactin được khóa cổ đề gần nơi để xe máy. Nghi ngờ là xe của thủ phạm nên lớp em nhờ các chú phụ hồ canh nếu đúng là người mặc áo sơmi trắng đó lấy thì gọi điện cho lớp em. Đồng thời lúc đó em cũng đã đi trình báo cơ quan công an. Lúc chiều 5h, phía bên nhà Chùa gọi điện, báo là đã bắt được thủ phạm do tranh thủ trời mưa người này đã lén vào lấy xe đạp đi, em, em đã lên cơ quan công an phường. Lúc này thì có các chú phụ hồ ở đó, khai là đã thấy người mặc áo sơmi trắng dắt xe của bạn em ra ngoài (có 3 người thấy). Tuy nhiên khi bị tra khảo một thời gian dài thì người này nhất quyết vẫn không nhận. Qua thông tin của cơ quan điều tra, em được biết người này đã bị tù treo 1 năm vì tội trộm cắp tài sản và hiện vẫn còn trong thời gian án treo. Giờ thì công an Phường đã chuyển thủ phạm lên CA cấp quận. Em mong luật sư tư vấn cho em thì người này sẽ bị kết án như thế nào, và em có được bồi thường không? Nếu được bồi thường thì sẽ được bồi thường bằng với giá trị chiếc xe bị mất không? Thời gian vụ án có kéo dài lâu không? Em xin cảm ơn!

Như bạn trình bày thì hành vi của người đã lấy chiếc xe máy của bạn đã phạm tội trôm cắp tài sản quy định tại Điều138 BLHS. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Về thời hạn điều tra theo quy định tại Điều 119 BLTTHS 2003 thời hạn điều tra.

1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

A) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;

B) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;

C) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;

D) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

3. Thẩm quyền gia hạn điều tra của Viện kiểm sát được quy định như sau:

A) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra;

B) Đối với tội phạm nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;

C) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ hai. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai;

D) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai; Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.

4. Trong trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương thì việc gia hạn điều tra thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

5. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.

Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn tháng.

6. Khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra.
Chào bạ

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
193 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào