Thông tin chủ yếu cung cấp trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Tôi muốn biết thông tin chủ yếu cung cấp trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước gồm các thông tin như thế nào để dễ khai thác khi truy cập?

Thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước được quy định tại Điều 4 chương II Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/7/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước, gồm các thông tin chủ yếu sau:

1. Thông tin giới thiệu về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó và của từng đơn vịtrực thuộc:

- Sơ đồ cơ cấu tổ chức;

- Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị trực thuộc;

- Tóm lược quá trình hình thành và phát triển;

- Họ và tên, chức vụ, điện thoại, địa chỉ thư điện tử chính thức, nhiệm vụ đảm nhiệm của lãnh đạo trong đơn vị;

- Thông tin giao dịch: Địa chỉ, điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử chính thức để giao dịch và tiếp nhậncác thông tin.

2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính có liên quan:Hình thức văn bản, thẩm quyền ban hành, số ký hiệu, ngày ban hành, ngày hiệu lực, trích yếu, tệp văn bản cho phép tải về.

3. Thông tin về thủ tục hành chính:

- Thông báo danh mục các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ công trực tuyến đang thực hiện;

- Nêu rõ quy trình, thủ tục, hồ sơ, nơi tiếp nhận, tên và thông tin giao dịch của người trực tiếp xử lý hồsơ, thời hạn giải quyết, phí và lệ phí (nếu có);

-  Đối  với  dịch  vụ  công  trực  tuyến:  Nêu  rõ  mức  độ  của  dịch  vụ  công trực tuyến.

4. Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính  sách,  chiến  lược, quy  hoạch  chuyên  ngành:  Toàn  văn  các  chế  độ,  chính sách, chiến lược, quy hoạch chuyên ngành.

5. Danh mục địa chỉ thư điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức có thẩmquyền cần nêu rõ: Họ và tên, chức vụ, điện thoại, địa chỉ thư điện tử chính thức.

6. Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công:

- Danh sách các dự án đang chuẩn bị đầu tư, các dự án đang triển khai, các dự án đã hoàn tất;

- Mỗi dự án cần có tối thiểu các thông tin: Tên dự án, mục tiêu chính, lĩnh vực chuyên môn, loại dự án, thờigian thực hiện, loại hình tài trợ, nhà tài trợ, tình trạng dự án.

7. Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân:

- Danh sách các vấn đề xin ý kiến (văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương chính sách, ....);

- Mỗi vấn đề xin ý kiến cần cung cấp các thông tin và chức năng: Thời hạn tiếp nhận ý kiến; toàn vănnội dung vấn đề xin ý kiến; xem nội dung các ý kiến góp ý; nhận ý kiến góp ý mới.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
269 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào