Tổ chức họp báo tại địa phương
Việc tổ chức họp báo được pháp luật quy định tại Điều 19, Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ như sau:
1. Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là hai mươi tư (24) tiếng đồng hồ trước khi họp báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí:
a) Tổ chức ở Trung ương thông báo cho Cục Báo chí – Bộ TT&TT (Trước đây là Bộ Văn hoá và Thông tin);
b) Tổ chức, công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sở TT&TT).
Nội dung họp báo phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và mục đích của tổ chức đó.
2. Việc họp báo chỉ được tổ chức khi cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đồng ý bằng văn bản trong thời hạn chậm nhất là sáu (6) tiếng đồng hồ trước khi họp báo.
3. Bộ TT&TT, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền không chấp nhận hoặc đình chỉ cuộc họp báo nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc nội dung họp báo vi phạm Điều 10 Luật Báo chí, Điều 5 Nghị định này.
4. Cơ quan, tổ chức, đoàn đại biểu, cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam muốn họp báo phải tuân theo các quy định về hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?