Hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng
Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Đó là quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Những hành vi sản xuất, kinh doanh sau đây bị coi là vi phạm quyền lợi người tiêu dùng và bị pháp luật nghiêm cấm: không đăng ký, công bố tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật đối với trường hợp pháp luật yêu cầu phải đăng ký; không thực hiện đúng cam kết với người tiêu dùng; không thường xuyên kiểm tra về an toàn, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, thực hiện việc cân, đong, đo, đếm chính xác; không thông tin, quảng cáo chính xác và trung thực về hàng hóa, dịch vụ; không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; không công bố điều kiện, thời hạn, địa điểm bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ của mình cho người tiêu dùng; không giải quyết kịp thời mọi khiếu nại của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ của mình không đúng tiêu chuẩn, chất lượng, số lượng, giá cả đã công bố hoặc hợp đồng đã giao kết; không bồi hoàn, bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025?
- Bài phát biểu 20 11 của học sinh - Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?
- Ngày 22 tháng 11 là ngày gì? Ngày 22 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 22 tháng 11 là ngày bao nhiêu âm 2024?
- Khái niệm cạnh tranh không lành mạnh là gì? Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh?
- TP. HCM: Doanh nghiệp có sử dụng lao động phải hoàn thành gửi báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 trước 05/12/2024?