Điều kiện để được nhờ mang thai hộ
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì Nhà nước chỉ công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Theo điểm g khoản 2 điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định cấm hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Theo khoản 22 điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”.
Theo quy định tại điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
- Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
- Để được nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, vợ chồng chị phải bảo đảm các điều kiện như sau: Đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý; có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tức là trong trường hợp này chị không áp dụng được hoặc có áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là thụ tinh trong ống nghiệm mà vẫn không thể có con.
- Còn điều kiện đối với người mang thai hộ là: Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ. Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý và là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
Theo khoản 7 điều 2 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì “Người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ bao gồm: Anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?