Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi
Theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi thì, người cao tuổi được quy định trong luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Tại Điều 3 luật này, thì người cao tuổi có các quyền sau đây: Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khỏe. Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn. Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi. Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khỏe, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi. Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp. Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác. Được tham gia Hội Người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng phải có các nghĩa vụ sau đây: Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, mẹ của chị nay 61 tuổi được coi là người cao tuổi theo quy định của Luật Người cao tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Giao thừa 2025 lúc mấy giờ? Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không?
- Ngày 2 tháng 2 năm 2025 là mùng mấy Tết 2025?