Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có
Hành vi hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có là hành vi gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, mà còn trực tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
Hành vi hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có bằng cách thông qua các hoạt động tài chính, ngân hàng như gửi tiết kiệm tại các ngân hàng; đầu tư để sản xuất, kinh doanh; đầu tư vào các khu vui chơi giải trí; hoặc làm từ thiện như xây bệnh viện, trường học, xây nhà tình thương… nhằm che giấu nguồn gốc tài sản bất minh và qua hoạt động nhân đạo tạo cho họ một vỏ bọc vững chắc.
Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có được quy định tại Điều 251 BLHS:
Người nào thông qua nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội nhiều lần.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 8 năm đến 15 năm.
Người phạm tội còn có thể bị tịch thu tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản được hợp pháp hóa, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?