Xây dựng nhà trái phép
Nhà ở là một trong các tài sản có giá trị kinh tế lớn thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức hoặc của công dân. Việc xây dựng nhà ở theo đúng các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ trật tự pháp luật trong lĩnh vực xây dựng nhà ở theo quy hoạch và kế hoạch thống nhất, bảo vệ quyền sở hữu nhà ở của Nhà nước, của các tổ chức và của công dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
Xây dựng nhà trái phép được hiểu là trường hợp xây dựng nhà trên phần đất do Nhà nước hoặc do các tổ chức quản lý hay sử dụng mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng hoặc tuy có giấy phép xây dựng nhưng khi thi công lại xây dựng không đúng với giấy phép.
Xây dựng nhà trái phép chỉ cấu thành tội phạm nếu trước đó người vi phạm đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn xây nhà trái phép.
Điều 270 Bộ luật Hình sự quy định tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở, như sau:
- Người nào chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà trái phép, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Nhà ở, công trình xây dựng trái phép có thể bị dỡ bỏ, trưng mua hoặc tịch thu.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?