Xin cho biết pháp luật quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?
Chỗ ở của một người là nơi người đó sống đời sống riêng thường ngày; chỗ ở có thể là nhà ở, phòng ở, chỗ ở trong nhà tập thể, phòng thuê tại nhà trọ, khách sạn… Trong phạm vi chỗ ở của mình, mỗi người có quyền tự tổ chức cuộc sống riêng của gia đình, của cá nhân mình một cách độc lập. Mỗi cá nhân được toàn quyền cho phép, hoặc không cho phép người khác vào nơi ở của mình.
Điều 46 Bộ luật Dân sự (BLDS) quy định, cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Theo quy định nêu trên thì cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; nhưng quyền này không phải là quyền tuyệt đối, sẽ bị giới hạn khi công dân lợi dụng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở để che giấu, hoặc có những hành động, hành vi vi phạm pháp luật, thì quyền này không được pháp luật bảo vệ. Nhà nước chỉ bảo hộ quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân để chống lại sự xâm phạm bất hợp pháp của những cá nhân và tổ chức khác đối với chỗ ở của công dân.
Khi công dân chấp hành đúng những quy định pháp luật, thì việc xâm phạm vào chỗ ở của người đó mà không được người đó đồng ý là một hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định của BLHS.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?