Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động thì người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có quyền: Được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động. Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình tức tự nguyện do Chính phủ quy định. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách Nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định chi tiết về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện. Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Đồng thời phải có nghĩa vụ: Chịu trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với những người có liên quan trong quá trình lao động. Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?